nạo vét luồng hàng hải đến mơi trường
Như đã trình bày trong phần tổng quan, về mặt lý luận xây dựng bộ tiêu chí, có thể tóm tắt như sau: Về khái niệm, tiêu chí là những chuẩn mực cụ thể, đặc trưng về thời gian, chất lượng, năng suất trong đánh giá một sự vật hay sự việc có xem xét về sự tuân thủ các quy định Các tiêu chí hoặc bộ tiêu chí được xây dựng cho từng lĩnh vực để có thể đánh giá và phản ánh được đúng bản chất, tình hình của mỗi sự việc, sự vật trong từng giai đoạn cụ thể và có thể thay đổi sau đó phụ thuộc vào thời gian, hồn cảnh xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở thời điểm đó Đối với các hoạt động cụ thể như khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải, các tiêu chí được đề xuất tập trung vào đánh giá tác động của chúng đối với HST biển và chất lượng môi trường nước tại điểm khai thác/nạo vét và nhận chìm Trong thực tiễn, tiêu chí được xây dựng và sử dụng khá rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam cho nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đánh giá mơi trường như đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo hiện trạng môi trường dưới dạng các chỉ số, chỉ báo Trong nghiên cứu môi trường biển hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam, tiêu chí, chỉ số và chỉ báo được nghiên cứu phát triển cho đánh giá chất lượng môi trường biển, hệ sinh thái biển và các hoạt động của con người, quá trình tự nhiên gây ảnh hưởng đến các đối tượng môi trường và sinh thái biển Vùng bờ biển Hải Phòng khá đặc trưng để nghiên cứu quan hệ tương tác giữa các hoạt động
phát triển của con người với môi trường tự nhiên do sự đa dạng về các hoạt động phát triển cũng như các giá trị tự nhiên được khai thác và bảo tồn Tiếp cận định lượng trong đánh giá ảnh hưởng các hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải ở Hải Phòng theo khung Động lực – Đáp ứng lấy đối tượng chịu tác động là chất lượng môi trường và hệ sinh thái vùng bờ biển hướng tới phát triển bền vững
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và tham vấn chuyên gia về mức độ phù hợp, 11 tiêu chí đánh giá mức độ tác động của hoạt động nạo vét và khai thác cát đến mơi trường vùng ven biển Hải Phịng đã được đề xuất, phân thành 3 nhóm: 1) Nhóm tiêu chí động lực và sức ép của hoạt động khai thác cát/nạo vét; 2) Nhóm tiêu chí hiện trạng và tác động của hoạt động khai thác cát/nạo vét; 3) Nhóm tiêu chí về đáp ứng Để thử nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát bằng bộ tiêu chí đã đề xuất, 50 nhà khoa học đại diện ở các viện nghiên cứu, nhà quản lý ở các cơ quan quản lý của Hải Phòng được tham vấn bằng phiếu hỏi Các nội dung tham vấn tập trung vào lượng hóa theo thang điểm 1-5 cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét đến mơi trường và HST vùng bờ biển Hải Phịng và đã nhận được 50 phiếu phản hồi Sau khi nhận được phản hồi kết quả tham vấn, bộ tiêu chí được chỉnh sửa theo các góp ý và điều chỉnh điểm số đánh giá, cụ thể như sau:
3 1 6 1 Nhóm tiêu chí động lực và sức ép của hoạt động khai thác cát/nạo vét