Xuất giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 135 - 139)

- Hàm lượng NH4, PO4 và Asen được tính bằng mg/l theo qui chuẩn Việt Nam, tuy nhiên trong bảng này để việc đnah giá dễ dàng hợn, các đơn vị hàm hượng này được thể hiện bằng µg/l

332 xuất giải pháp quản lý

3 3 2 1 Giải pháp về chính sách, pháp luật và thể chế

1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui trong việc quản lý hoạt động khai thác cát, đặc biệt chú trọng cấp tỉnh, thành phố Hiện nay, các hoạt động khai thác cát chịu sự điều chỉnh của nhiều luật liên quan, trực tiếp là Luật Khống sản, Luật Tài ngun, mơi trưởng biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế tài nguyên Tuy nhiên, do khai thác cát vùng biển nông ven bờ là hoạt động khá đặc thù nên việc áp dụng các chính sách pháp luật trên vào quản lý khai thác cát ở vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng hiện nay cịn bất cập Đối với nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm ở biển (bao gồm cả chất nạo vét luồng hàng hải), hệ thống văn bản pháp qui khá hoàn chỉnh, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc thực thi những văn bản này còn gặp rất nhiều vướng mắc Ví dụ: cơ chế khốn nạo vét luồng hàng hải đã được ban hành nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả do các ràng buộc khác Chẳng hạn, để triển khai duy tu luồng hàng hải theo cơ chế khoán sẽ phải đáp ứng 2 điều kiện: một là phải xác định khối lượng nạo vét, dựa trên cơ sở số liệu đo

đạc nghiệm thu nạo vét, sa bồi trong thời gian tối thiểu 3 năm gần nhất của tuyến luồng đó Thứ hai là phải có vị trí tiếp nhận vật liệu nạo vét đủ lớn và lâu dài Đây là những vấn đề rất khó khăn cả về thời gian theo dõi sa bồi lẫn tìm kiếm các vị trí đổ vật liệu nạo vét lên bờ hàng năm đều chưa đạt tiêu chuẩn Cơ chế xã hội hóa trong hoạt động nạo vét cũng cần được xem xét hoàn thiện theo hướng giảm thiểu các hoạt động trái phép do lợi dụng hoạt động nạo vét luồng hàng hải để khai thác cát khơng đúng vị trí luồng qui định, nạo vét khơng đúng độ sâu thiết kế của luồng để gian lận khối lượng

Hình 3 18 Đề xuất các vị trí nhận chìm vật liệu nạo vét luồng hàng hải vùng biển

ven bờ Hải Phòng [6]

2) Tăng cường giám sát, chế tài đối với tổ chức vi phạm trong hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải Mặc dù đã được qui định rõ trong các văn bản qui phạm pháp luật nhưng do lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp khai thác cát khơng báo cáo đúng với thực tế nhằm hợp thức hóa các nguồn cát khai thác trái phép Hơn nữa, các doanh nghiệp khai thác cát cũng như đơn vị nạo vét luồng hàng hải thường khơng xem trọng thực hiện hồn nguyên (khai thác cát) hoặc quan trắc môi trường lâu dài sau khai thác cát và nạo vét luồng Hơn nữa, tình trạng đăng ký mỏ cát để khai thác nhưng chậm triển khai cũng là một thực tế gây lãng phí, thất thốt ngân sách Do đó, việc tăng cường giám sát các hoạt động này, đặc biệt trong và sau quá trình khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải rất cần thiết, đồng thời tăng nặng các mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định liên quan trong việc quản lý các hoạt động này

3) Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải Tại Hải Phòng, việc quản lý các hoạt động trên thông qua sự phối hợp của nhiều đơn vị Đặc biệt đối với hoạt động khai thác cát, theo qui định cần sự phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải,

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phịng, Cơng an thành phố, Thanh tra thành phố, Cảng vụ hàng hải, Cục thuế, Cục quản lý thị trường, các quận huyện có hoạt động khai thác cát Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan này còn nhiều hạn chế, tồn tại Vì vậy, thành phố đã ban hành Chỉ thị số 14/CT- UBND ngày 08/07/2019 về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản cát trên địa bàn thành phố Hải Phòng Việc phối hợp của các đơn vị quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải (gồm cả hoạt động nhận chìm ở biển) cần tiếp tục cải thiện đảm bảo hiệu quả về sử dụng nguồn khoáng sản cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái và KTXH Do đặc điểm của các hoạt động trên diễn ra trong mơi trường biển với các q trình tự nhiên khắc nghiệt: sóng gió, ngập nước, địa hình nền đáy thay đổi liên tục theo thời gian nên cần sử dụng các phương tiện kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại cũng như có sự hỗ trợ của các đơn vị, chuyên gia chuyên ngành kỹ thuật trong quá trình quản lý

3 3 2 2 Giải pháp xây dựng các công cụ quản lý và ứng dụng khoa học và công nghệ

1) Qui hoạch và phân vùng các khu vực khai thác cát và nhận chìm vật liệu nạo

vét vùng biển ven bờ Hiện nay, việc phân vùng, xác định ranh giới giữa các khu

vực có các hoạt động kinh tế chưa rõ ràng, có khả năng gây xung đột lợi ích Cụ thể là xung đột giữa ni ngao và khai thác cát chồng lấn trong vùng bãi, biển ven bờ dẫn đến thiệt hại cho người ni ngao Để hạn chế tình trạng này, cần có quy hoạch phân vùng và thực thi nghiêm chỉnh các quy hoạch này tiến tới đưa khu vực nuôi ngao ra xa các vị trí khai thác cát hoặc khơng cấp phép khai thác cát gần các vị trí ni ngao

Việc tìm kiếm các vị trí nhận chìm vật liệu nạo vét là một trong những yêu cầu bắt buộc và thủ tục tốn nhiều thời gian Theo các quy định hiện hành, để có thể được phê duyệt kế hoạch và triển khai hoạt động nạo vét thì cần phải có vị trí nhận chìm hoặc đổ vật liệu nạo vét dự kiến Tuy nhiên, tìm kiếm các vị trí đổ bùn cát nạo vét trên địa bàn Hải Phịng hiện nay rất khó khăn, mất nhiều thời gian và thủ tục do thành phố vẫn chưa quy hoạch các vị trí đổ vật liệu nạo vét luồng bao gồm cả nhận chìm ở biển Thực tế này gây khó khăn, làm chậm thời gian của các doanh nghiệp tham gia nạo vét luồng hàng hải, ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng biển khu vực Hải Phịng

- Điều tra, nghiên cứu tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên: trong khi nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ phát triển KTXH của thành phố ngày càng tăng và nguồn vật liệu cát tiếp tục suy giảm thì việc nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn vật liệu khác để thay thế cát là rất cần thiết Thành phố cần có hỗ trợ cho những nghiên cứu này cũng như đưa ra các cơ chế chính sách sử dụng vật liệu thay thế cát san lấp và xây dựng

- Lựa chọn vị trí ưu tiên khai thác cát, nhận chìm chất nạo vét trên biển: việc lựa chọn các vị trí ưu tiên khai thác cát và nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải cần căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn Có thể dựa trên các kết quả phân tích đa tiêu chí phân chia khu vực khai thác tối ưu, khu vực khai thác hạn chế và khu vực khuyến nghị ngừng khai thác cũng như các vị trí nhận chìm ở biển được đề xuất qui hoạch Tuy nhiên, đối với khai thác cát, khơng cịn khu vực khai thác tối ưu ở vùng ven bờ Hải Phịng Việc lựa chọn vị trí ưu tiên cịn cần xem xét đến nhu cầu sử dụng, các yêu cầu về quản lý và qui hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w