Một số hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 26 - 28)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

1.3.1. Công tác đánh giá tác động môi trường

Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì việc thực thi Luật Bảo vệ mơi trường trong công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng ở cấp độ trung ương và địa phương. Thơng qua thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hầu hết các dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải và cam kết đảm bảo kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, vận hành cơng trình và thực hiện cơng trình giám sát mơi trường, đồng thời một số trường hợp phải thay đổi công nghệ sản xuất, thay nguyên, nhiên liệu, thậm chí kiến nghị khơng cấp phép đầu tư xây dựng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).

1.3.2. Công tác kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường

Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về số lượng và mức độ độc hại. Theo nguồn gốc phát sinh khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp, CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần cịn lại. Cơng tác phân loại CTR tại nguồn mới được thí điểm tại một số đơ thị lớn. Phần lớn CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ thệ thu gom CTR đô thị hiện nay đạt khoảng 83 - 85% nhưng chỉ khoảng 60% CTR đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh trong các nhà máy xử lý CTR để tạo phân compost, tái chế nhựa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tỷ lệ thu gom CTR khu vực nơng nghiệp và nơng thơn cịn thấp (khoảng 40- 50%), vấn đề xử lý CTR nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xử lý triệt để. Hầu hết các biện pháp thu gom và xử lý CTR nông nghiệp và nơng thơn vẫn cịn rất thơ sơ, lạc hậu khơng đáp ứng yêu cầu và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp đạt khá cao, trên 90%, nhưng vấn đề về quản lý và xử lý chất thải sau thu gom chủ yếu là theo hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị (URENCO) và chưa được kiểm sốt tốt.

Đối với cơng tác quản lý CTR y tế, phần lớn các bệnh việc đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải nhưng phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, khơng có các trang thiết bị đảm bảo cho q trình vận chuyển được an tồn. Xử lý chất thải y tế chưa được đầu tư đồng bộ ở các tỉnh, thành phố. Đặc biệt quan ngại là hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn y tế đang thực hiện không đúng theo quy chế quản lý chất thải rắn y tế đã được ban hành.

Trước tình trạng trên để thu gom và xử lý triệt để lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày, giữ gìn mơi trường đơ thị, bảo vệ sức khỏe con người góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn trong khu đô thị và khu công nghiệp.

Trong Luật BVMT 2014 đã quy định (Điều 94 - 97) về tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc mơi trường, cơng trình quản lý mơi trường, đến nay Việt Nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động, mở rộng và đầu tư theo mạng lưới quan trắc quốc gia về môi trường, thu được nhiều cơ sở dữ liệu có giá trị của hầu hết các thành phần môi trường và bao phủ hầu hết các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam cả trên đất liền lẫn trên biển.

Ngoài các trạm thuộc mạng lưới quốc gia, hiện nay đã có nhiều địa phương đầu tư xây dựng trạm quan trắc và các trạm này đã đi vào hoạt động

1.3.3. Các hoạt động quốc tế về môi trường

Trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường Việt Nam, sớm đã có những quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, đã tranh thủ sụ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế (WB, UNDP, WWF, UNEF,…) và Việt Nam đã phê chuẩn tham gia các cơng ước sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Hiệp ước về khoảng không vũ trụ (1967)

- Công ước Liên Hợp Quốc về biến đổi môi trường (26/08/1990)

- Công ước về sự giúp đỡ trng trường hợp có sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (1986)

- Công ước về sự thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA (1987) - Công ước RAMSAR (1988)

- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và tài ngun (1982) - Cơng ước về bn bán quốc tế về các giống lồi động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (20/01/1994)

- Cơng ước về bảo vệ tầng ôzôn, 1985 (26/04/1994)

- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/05/1995)

- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).

1.3.4. Các hoạt động quần chúng về bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là hoạt động mang tính chất cộng đồng và quần chúng cao, thời gian qua các cơ quan quản lý môi trường các cấp đã chú trọng phối hợp với toàn thể nhân dân. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Công đồn và các cơ quan thơng tin đại chúng để tiến hành một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, tổ chức hoạt động quần chúng để nhân dân tham gia, thông qua các chiến dịch như:

- Chiến dịch làm sạch thế giới

- Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

- Tuần lễ hoạt động chào mừng ngày môi trường thế giới - Phố, phường, làng, xã “xanh sạch đẹp”

Ngồi những hoạt động trên thì ở Việt nam còn rất nhiều các hoạt động khác trong lĩnh vực hoạt động môi trường như: Công tác thanh tra môi trường, giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường, bảo tồn thiên nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)