Kết quả thực hiện tiêu chí về môi trường tại các xã xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 69 - 74)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.9. Kết quả thực hiện tiêu chí về môi trường tại các xã xây dựng nông

Bảng 3.10. Bảng kết quả tiêu chí về môi trường đã đạt được trên địa bàn huyện

STT Tiêu chí Kết quả

đạt được

1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo

quy định (≥ 60% nước sạch) ≥95%

2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng

nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% 3 Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch -đẹp, an toàn Đạt 4 Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch Đạt

5

Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định

Đạt

6 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp

vệ sinh và đảm bảo 3 sạch ≥85%

7 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăm nuôi đảm bảo vệ

sinh môi trường. ≥70%

8 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100%

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Yên Thế)

Căn cứ theo Quyết định số 1980/QĐ - TTg ngày 17/10/2016 của Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Đối với tiêu chí số 17 - Tiêu chí môi trường được công nhận là đạt khi xã đạt được các yêu cầu.

Một số kết quả đạt được trong tiêu chí môi trường cụ thể như sau:

Tính đến hết tháng 5/2018, toàn huyện đã có 3/19 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới gồm xã An Thượng, Đồng Tâm, Phồn Xương (đã về đích nông thôn mới); 16/19 xã đang trong quá trình hoàn thiện về đích nông thôn mới những năm tiếp theo.

Đối với tiêu chí số 17, qua điều tra tổng hợp từ các xã cho thấy:

Năm 2017 có 14/19 xã chưa đạt các yêu cầu trong bộ tiêu chí về môi trường; Phấn đấu năm 2018 còn 13/19 xã tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu trong bộ tiêu chí về đích nông thôn mới với tiêu chí số 17.

1. Nội dung 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh tại các xã/thị trấn đều đạt trên 90%.

2. Nội dung 17.2. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã, thị trấn đã cơ bản ý thức được công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như: Lập các thủ tục về môi trường như Báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch Bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải,....Các gia trại chăn nuôi đã đầu tư xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

- Đối với bảo vệ môi trường làng nghề:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 làng nghề truyền thống là ngành nghề sản xuất vôi cay sỉ thuộc địa bàn 2 xã Đông Sơn và Hương Vỹ (trong đó: xã Đông Sơn có 01 làng nghề; xã Hương Vỹ có 06 làng nghề);

Đối với ngành nghề sản xuất vôi cay sỉ việc gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là ô nhiễm do bụi và khí thải, tuy nhiên quá trình kiểm soát ô nhiễm là rất khó khăn. Theo báo cáo Tại thời điểm năm 2010 có khoảng gần 400 hộ làm nghề nung vôi, đến những năm gần đây do nguồn nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất vôi thủ công khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp và những nguyên nhân khách quan nên số hộ dân theo nghề giảm đi đáng kể; Theo số liệu thống kê đến năm 2015 còn 147 hộ dân làm nghề; năm 2017 còn 46 hộ làm nghề không liên tục; trong đó có 02 hợp tác xã chuyển đổi mô hình nâng công suất hoạt động theo mô hình sản xuất liên hoàn bán công nghiệp trong sản xuất vôi là Hợp tác xã chế biến vôi Ngân Hồng và HTX chế biến vôi Hồng Điều.

Căn cứ Kế hoạch số 2398/KH-UBND ngày 25/8/2015 của UBND tỉnh về chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020; UBND huyện Yên Thế đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 66/KH-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

UBND ngày 10/10/2017 Về việc chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn huyện Yên Thế giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 5308/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn huyện Yên Thế giai đoạn 2017 - 2020; Theo Kế hoạch và lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công từ ngày 31/12/2020 chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất của các lò vôi thủ công gián đoạn và lò vôi thủ công liên hoàn trên địa bàn huyện.

Từ thực tế trên, UBND các xã đã chỉ đạo các thôn bản xây dựng hương ước, quy ước và lồng ghép tiêu chí môi trường trong quy ước, hương ước thôn bản và thực hiện xóa bỏ hoạt động sản xuất vôi thủ công theo lộ trình, kế hoạch.

3. Nội dung 17.3. Nội dung xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp Đối với diện tích cây xanh tại các xã đã được quan tâm chú trọng đầu tư; nhiều xã và thôn bản đã được các cơ quan, ban ngành đầu tư và hướng dẫn xây dựng thành con đường hoa 2 bên hành lang đường tạo cảnh quan môi trường cho khu vực nông thôn.

Các thôn bản lồng ghép công tác môi trường vào hương ước và được người dân đồng tình ủng hộ cao;

Đường làng, ngõ xóm thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo môi trường sống.

+ Các thôn, bản đều có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; thành lập tổ, đội liên gia tự quản làm vệ sinh môi trường kiểm soát không để các hoạt động gây suy giảm môi trường xảy ra; tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường theo kế hoạch, chỉ đạo của UBND huyện; Đặc biệt, trên địa bàn toàn huyện không có điểm tồn lưu rác thải lớn gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân.

4. Nội dung 17.4: Mai táng phù hợp với quy hoạch và theo quy định.

+ Công tác quy hoạch và quản lý nghĩa trang: Các xã,thị trấn đã xây dựng và được UBND huyện thẩm định, phê duyệt quy hoạch nông thôn mới. Trong quy hoạch, các xã/thị trấn đã bố trí quỹ đất quy hoạch mở rộng các nghĩa trang phục vụ nhu cầu an táng của người dân trong xã. Đồng thời các xã đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang, góp phần đưa hoạt động của nghĩa trang nhân dân đi vào

nề nếp và sử dụng đạt hiệu quả quỹ đất của địa phương.

5. Nội dung 17.5: Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định.

+ Thu gom, xử lý chất thải: Các xã đạt chuẩn NTM đã thành lập các tổ đội thu gom rác thải sinh hoạt. Việc thu gom rác thải hiện nay đã đi vào nề nếp, góp phần hạn chế tình trạng vứt rác xuống lòng sông, lề đường, nơi công cộng...tạo cảnh quan xanh sạch đẹp tại vùng nông thôn.

Các xã đã đầu tư các công trình xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu theo 2 hình thức: chôn lấp hoặc lò đốt. Các xã, thị trấn đã cơ bản quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung theo quy định; Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nhất là phản ứng từ người dân: Phản đối việc thực hiện xây dựng; thậm chí ngay khi biết có quy hoạch bãi rác UBND huyện đã nhận được đơn thư tập thể của người dân phản đối việc quy hoạch bãi rác gần khu vực sinh sống;

Đến nay toàn huyện có 02 lò đốt rác thải công nghệ cao được lắp đặt tại xã Tam Tiến và xã An Thượng; 01 bãi chôn lấp hợp vệ sinh quy mô cấp huyện theo quy định đặt tại bản Đồng Chinh, xã Tam Tiến và các điểm trung chuyển và xử lý rác tạm thời tại xã Tân Sỏi, TT Bố Hạ, xã Xuân Lương…

Tại các xã có mật độ dân cư thưa thớt như: Đồng Tiến, Đồng Hưu, Đồng Vương, Canh Nậu… Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ và các ban ngành tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân phân phân loại và xử lý rác thải tại nhà theo mô hình hố rác gia đình, nhằm giảm thiểu tối đa lượng phát thải ra môi trường.

Tổng số tổ, đội vệ sinh môi trường, tổ tự quản về môi trường được thành lập và hoạt động trên địa bàn huyện là 212 tổ, đội, đạt 100% số thôn, bản trên địa bàn toàn huyện. Trong đó: Số tổ tự quản về môi trường là 212 tổ do hội phụ nữ hoặc chi hội nông dân các thôn bản trực tiếp đảm nhiệm; tổ đội vệ sinh môi trường tại trung tâm các xã, thị trấn nơi tập trung lượng lớn rác thải là 10/21 xã có tổ, đội. So với thời điểm Đề án thu gom, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn được phê duyệt và tổ chức thực hiện số tổ, đội vệ sinh chuyên làm công tác môi trường được kiện toàn và hoàn thành tốt hơn công tác thu gom xử lý, đảm bảo không còn điểm tồn lưu rác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thải lâu ngày gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Từ nguồn vốn nông thôn mới UBND huyện cung cấp dụng cụ vệ sinh môi trường cho các xã đặc biệt khó khăn, xã về đích NTM giai đoạn 01/01/2016-5/2018, cụ thể: Thùng rác nhựa: 461 thùng (thùng 120L là 358 thùng, thùng 60L là 103

thùng); xe chở rác 233 xe (xe gom rác kéo tay 600L - 59 xe, xe chở rác 400L-174

xe); chế phẩm sinh học: 29.708 gói; Bảo hộ lao Động: 139 bộ.

- Về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đã có nhiều mô hình tự quản về môi trường do các đoàn thể tổ chức được phát động duy trì tốt. Chỉ tiêu thu phí vệ sinh môi trường đến năm 2017 là 10/19 xã trên địa bàn, kết quả đã có 09/10 xã triển khai thu phí vệ sinh môi trường để nâng cao nhận thức và kinh phí phục vụ cho công tác xử lý về môi trường. Mức thu bình quân từ 10.000đ - 20.000 đồng/hộ/tháng, tùy thuộc vào từng đối tượng xả thải.

Riêng đối với thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ đã thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường được trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc: xe chuyên dụng, xe gom, thùng chứa rác. 02 tổ thu gom được giao nhiệm vụ thu gom dọc các tuyến phố, khu vực trung tâm huyện, trung tâm thị trấn Bố Hạ, khu vực chợ, bến xe ...và một phần các xã lân cận. Tỷ lệ thu gom rác thải ở khu vực thị trấn đạt 90 - 95% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày.

6. Nội dung 17.6: Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường… nằm trong tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà nhiều xã đang phấn đấu để hoàn thiện, đạt chuẩn các tiêu chí về nông thôn mới.

Đối với nội dung này, các xã đạt ≥ 70% hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch có 7/19 xã chưa đạt nội dung này.

7. Nội dung 17.7: Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tích cực hưởng ứng các phong trào về vệ sinh môi trường, cải tạo công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp, sửa sang cổng ngõ, chăn nuôi hợp vệ sinh, góp phần tạo cảnh quan nông thôn sạch đẹp; trong thời gian từ 01/01/2016-5/2018 đã triển khai và tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ cho các hộ xây mới công trình khí sinh học theo Dự án LCAPS được 565 hầm Biogas.

Về cơ bản hệ thống chuồng trại chăn nuôi được người dân xây dựng theo thói quen sử dụng; khu chăn nuôi và công trình phụ được bố trí riêng biệt với nhà ở; khoảng cách chuồng nuôi với nhà ở đảm bảo theo quy định.

Tuy nhiên các hộ gia đình chăn nuôi có diện tích chuồng nuôi ≥ 50 m2

chuồng trại phải thực hiện các thủ tục môi trường (theo quy định của Luật) là rất khó khăn, khó thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 69 - 74)