3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.4. nhiễm môi trường do rác thải
Do nhu cầu thị trường tiêu thụ, đến nay toàn địa bàn huyện có 06 trang trại chăn nuôi lợn tập trung, còn lại là những trang trại tổng hợp theo hình thức VAC hoặc các gia trại nằm rải rác tại các khu dân cư; theo số liệu báo cáo quan trắc đến năm 2017, cơ bản các trang trại đã xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường thường xảy ra ở khu vực chăn nuôi không tập trung quy mô hộ gia đình, cá nhân.
Nguồn rác thải nông thôn ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt, hiện nay UBND huyện đã đầu tư xây dựng và cải tạo 2 khu xử lý rác thải tập trung tại TT Bố Hạ và xã Tam Tiến để phục vụ công tác xử lý rác thải đối với 2 thị trấn và các vùng lân cận; đối với các xã có mật độ dân cư bé, UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyện môn phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các UBND các xã thực hiện tuyên truyền hướng dẫn hộ dân thu gom phân loại và xử lý rác thải theo hình thức hố rác gia đình, cụ thể:
Đối với đô thị: Khoảng 90% - 95% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ được tổ vệ sinh môi trường thu gom vận chuyển về 02 bãi rác thải tập trung của huyện để xử lý. Phần lớn chất thải đô thị trên địa bàn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hình thức tiêu huỷ phổ biến là đổ ở bãi rác và tiến hành chôn lấp.
Đối với khu vực nông thôn và các khu dân cư: Toàn huyện có 19 xã với diện tích đất khu dân cư nông thôn là 1.394,99 ha, dân số nông thôn có khoảng 9,2 vạn người, diện tích đất rộng, dân cư thưa thớt; hoạt động thu gom, xử lý chất thải, chủ yếu vẫn là do các hộ gia đình tự xử lý và thu gom tại chỗ. Hình thức được sử dụng nhiều nhất là đốt hoặc chôn lấp. Toàn huyện hiện có 11/21 tổ đội thu gom tập trung tại trung tâm các xã, thị trấn nơi có số lượng lớn rác thải sinh hoạt; ngoài ra các tổ tự quản thuộc các thôn, bản hoạt động thường xuyên theo tháng.
Bảng 3.4. Rác thải phát sinh của các hộ dân trên địa bàn huyện trong giai đoan 2016 - 2018
STT Thành phần rác thải Tỉ lệ %
1 Rác thải dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả...) 70 2 Rác thải khó phân hủy (nhựa, thủy tinh, cao su, túi nilon...) 20 3 Rác thải nguy hại (acquy; mạch điện tử, hóa chất độc hại...) 10
4 Thành phần khác 0
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019)
Nhận xét: Qua bảng 3.4 ta thấy lượng rác thải phát sinh chủ yếu trong hộ dân là rác thải sinh hoạt, các loại rác thải dễ phân hủy chiếm khảng 70%, rác thải khó phân hủy như nhựa, cao su.... chiếm khoảng 20%, khối lượng chất thải nguy hại chiếm khoảng 10%
Bảng 3.5. Khối lượng rác thải phát sinh của các hộ dân
STT Khối lượng rác thải phát
sinh/ngày Tỉ lệ % Ghi chú
1 0-3 kg 65
2 3-5 kg 15
3 5-10 kg 10 Hộ dân buôn bán nhỏ
4 15-30 kg 6 Hộ dân kinh doanh hàng ăn
5 ≥ 30 kg 4 Hộ kinh doanh nhà hàng
(Nguồn: Kết quả phiếu diều tra năm 2019)
chủ yếu dao động từ 0-3 kg/ngày, một số hộ phát sinh từ 3 - 5 kg/ ngày, còn những hộ kinh doanh buôn bán thì khối lượng rác thải sẽ phát sinh lớn hơn.
Bảng 3.6 ta thấy Công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện thực hiện rất tốt gần 100% rác thải được thu gom thường xuyên, hàng ngày có xe thu gom rác thải đi thu gom rác của người dân, không để rác thải tồn đọng gây mùi hôi thối mất mỹ quan đô thị.
Bảng 3.6. Đánh giá của người dân về công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyên Yên Thế
STT Ý kiến của người dân Công tác thu gom rác thải
1 Thu gom rác thải thường xuyên 95%
2 Thỉnh thoảng mới thu gom rác thải 5%
3 Không thu gom rác thải 0%
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019)
Về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đã có nhiều mô hình tự quản về môi trường do các đoàn thể tổ chức được phát động, duy trì tốt. Chỉ tiêu thu phí vệ sinh môi trường đến năm 2017 là 10/19 xã trên địa bàn, kết quả đã có 09/10 xã triển khai thu phí vệ sinh môi trường để nâng cao nhận thức và bảo đảm kinh phí phục vụ cho công tác xử lý về môi trường. Mức thu bình quân từ 10.000đ - 20.000 đồng/hộ/tháng, tùy thuộc vào từng đối tượng xả thải.
- Về cơ bản mô hình thu gom của huyện đã thu gom được lượng lớn rác thải phát sinh tuy nhiên nguồn rác thải nông thôn ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong khi khu xử lý tập trung có nguy cơ quá tải đã hiện hữu cũng là vấn đề khó khăn cho công tác quản lý; Việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng khu xử lý rác thải tập trung mới gặp rất nhiều trở ngại từ phía người dân về quan điểm và đặc trưng của lĩnh vực.