Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 65 - 69)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.8. Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ mô

vực nông thôn

Bảng 3.9. Khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn huyện qua các năm

STT Năm Khối lượng rác thải phát sinh (tấn)

1 2016 12.850

2 2017 13.600

3 2018 14.000

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Yên Thế) - Tình hình hoạt động của các lò đốt rác:

đặt là 02 lò đốt, được đặt tại xã An Thượng, và xã Tam Tiến; hiện tại 02 lò rác đã lắp đặt xong chưa đi vào hoạt động; UBND huyện đang trong giai đoạn thực chuyển giao công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho đơn vị doanh nghiệp thực hiện.

- Công tác thu gom, xử lý rác thải nông thôn:

Đối với công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt:

Với số dân gần 10 vạn người và tỷ lệ phát thải chất thải rắn sinh hoạt trung bình đối với khu vực các thị trấn của huyện (TT Cầu Gồ, TT Bố Hạ) là 0,8 - 1kg/người/ngày, khu vực các xã nông thôn là 0,35 kg/người/ngày; tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện vào khoảng 36- 40 tấn/ngày, trong đó ở khu vực đô thị là 16- 18 tấn/ngày, ở khu vực nông thôn 20- 22 tấn/ngày; với khối lượng phát thải như vậy thì một năm lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng gần 14.000 tấn với nhiều thành phần phức tạp. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện chủ yếu do Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bố Hạ và UBND thị trấn Cầu Gồ (Đội vệ sinh môi trường do UBND thị trấn Cầu Gồ

trực tiếp quản lý và điều hành) thực hiện.

Tại 02 thị trấn: Khoảng 90% - 95% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh được tổ vệ sinh môi trường thu gom vận chuyển về 02 bãi rác thải tập trung của huyện để xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Tại khu vực các xã: Hình thức được sử dụng nhiều nhất là đốt hoặc chôn lấp. Các tổ thu gom rác thải đã hình thành và đi vào hoạt động, các tổ tự quản thuộc các thôn, bản hoạt động thường xuyên theo tháng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là tài chính, cơ chế hỗ trợ, phương tiện hoạt động của các tổ thu gom còn thiếu, chưa phù hợp, việc xử lý sau thu gom...là vấn đề khó khăn đối với khu vực nông thôn.

- Xử lý rác thải y tế: Đến nay, UBND huyện đã hỗ trợ 21/21 xã, thị trấn đạt

100% các trạm y tế cấp xã có lò đốt thủ công để xử lý rác thải phát sinh. Đối với rác thải tại Bệnh viện huyện và Trung tâm y tế có hợp đồng với đơn vị đủ chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định.

+ Mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn? Số lượng, kết quả hoạt động của tổ chức, cá nhân, mô hình, đội tự quản tham gia bảo vệ môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trường ở cấp xã.

Tổng số tổ, đội vệ sinh môi trường, tổ tự quản về môi trường được thành lập và hoạt động trên địa bàn huyện là 212 tổ, đội, đạt 100% số thôn, bản trên địa bàn toàn huyện. Trong đó: Số tổ tự quản về môi trường là 212 tổ do chi hội phụ nữ hoặc chi hội nông dân các thôn bản trực tiếp đảm nhiệm; tổ đội vệ sinh môi trường tại trung tâm các xã, thị trấn nơi tập trung lượng lớn rác thải là 10/21 xã có tổ, đội. So với thời điểm đề án thu gom, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn được phê duyệt và tổ chức thực hiện; số tổ, đội vệ sinh chuyên làm công tác môi trường được kiện toàn và hoàn thành tốt hơn công tác thu gom xử lý, đảm bảo không còn điểm tồn lưu rác thải lâu ngày gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

+ Công tác phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng chất thải từ rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn? Việc quản lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.

Rác thải phát sinh trên địa bàn bước đầu đã được phân loại, tuy nhiên khối lượng ít, đa số là chất thải có tái sử dụng như giấy, bìa cat tông, kim loại, nhựa ...được thu gom tái sử dụng hoặc bán phế liệu; chất thải hữu cơ như thức ăn thừa được tận dụng tái sử dụng trong chăn nuôi, còn các loại chất thải khác không tận dụng được hầu như không được phân loại để chung với nhau và đem đi xử lý.

Đối với chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn được tận dụng làm phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Kết quả xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; Việc huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải

Trong giai đoạn 2015 - 2018, UBND huyện đã bố trí 02 xe ô tô vận chuyển rác thải sinh hoạt, 03 cặp xe ngựa, 02 bãi chôn lấp rác thải quy mô lớn là nơi tập kết rác thải của nhiều cụm xã lân cận và cung cấp dụng cụ vệ sinh môi trường cho các xã, thị trấn, cụ thể: 349 xe gom rác, 696 thùng đựng rác và 185 bộ đồ bảo hộ lao động, 29.708 gói chế phẩm sinh học cho các tổ, đội làm công tác về sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; việc xây dựng cơ sở hạ tầng để xử lý hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường luôn được các cấp chính quyền từ huyện đến xã quan tâm, đặc biệt huyện đã đầu tư xây dựng 2 bãi chôn lấp rác thải tập trung tại xã Tam Tiến và TT

Bố Hạ; 02 lò đốt rác công nghệ cao tại xã An Thượng và Tam Tiến để xử lý rác tại hai thị trấn và vùng lân cận đã góp phần giảm thiểu nguy cơ quá tải về xử lý rác khu vực cụm xã phía nam của huyện, trong những năm tới các xã tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng nơi chứa, xử lý rác tại các xã theo Quy hoạch nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 65 - 69)