Công tác bảo vệ môi trường đối với làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 74 - 76)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.10. Công tác bảo vệ môi trường đối với làng nghề

- Đánh giá hiện trạng về môi trường tại các làng nghề trên địa bàn. Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề (về nước thải, chất thải, về không khí, về đất,…)

Hiện nay, huyện Yên Thế có 08 làng nghề thủ công gồm: 01 làng nghề truyền thống mây tre đan là thôn Sỏi xã Bố Hạ; 06 làng nghề cay vôi thuộc xã Hương Vỹ và 01 làng nghề cay vôi thuộc xã Đông Sơn.

* Đối với các làng nghề sản xuất vôi, cay

+ Công nghệ áp dụng cho sản xuất vào lò, ra lò bằng băng chuyền, máy cẩu đối với những lò liên hoàn (chiếm 10%), những lò thông thường vẫn vào, ra lò bằng thủ công, đối với sản xuất cay xỉ, công nghệ áp dụng gồm: Có máy nghiền, máy đảo, máy đóng cay.

+ Tình hình môi trường: Người dân làm nghề ở đây đã có ý thức bảo vệ môi trường vì những hộ làm nghề đều sản xuất trên diện tích đất của gia đình và sống với nghề này đã nhiều năm nay, do đó các hộ đều có ý thức bảo vệ môi trường cho gia đình và những hộ xung quanh.

+ Các chương trình, đề án của Nhà nước cho làng nghề mới chỉ là hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm.

* Làng nghề truyền thống mây tre đan thôn Sỏi xã Bố Hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tre đan, chiếm 42,5% số hộ trong làng.

+ Công nghệ hoạt động chủ yếu là các động cơ cưa, cắt nhỏ và thủ công. + Về môi trường đối với ngành nghề mây tre đan chủ yếu là tre, nứa, dùng phấn... các phế thải đều được tận dụng làm chất đốt phục vụ cho gia đình, không gây ô nhiễm ảnh hưởng môi trường xung quanh. Giai đoạn năm 2014 đến nay do nhiều nguyên nhân, nên một số hộ đã không theo nghề, nhiều hộ gia đình đã xây dựng cơ sở vật chất như: Xây lò sấy, công trình phục vụ sản xuất... nhưng do nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường thiêu thụ khó khăn, nên số lượng cũng như thời gian đốt bị giảm đi đáng kể.

Công tác bảo vệ môi trường đối với xã Đông Sơn, Hương Vỹ nói chung và các làng nghề nói riêng hiện đang được các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho công tác vệ sinh môi trường: 8/8 làng nghề đã thành lập các tổ, đội thu gom vệ sinh môi trường, 5/7 làng nghề có hỗ trợ xây dựng lò đốt chất thải sinh hoạt và các thiết bị hỗ trợ công tác thu gom vệ sinh môi trường. Cơ bản các làng nghề đã có quy ước hoạt động vệ sinh môi trường và thực hiện thu gom tập trung với tần suất 01 lần/tuần vào thứ 7 hàng tuần.

Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề cay vôi đã cải thiện đáng kể, toàn bộ lượng chất thải rắn được tận dụng san lấp mặt bằng, đối với khí thải, đã không còn hiện tượng ô nhiễm cục bộ như năm 2013 trở về trước, do số hộ vận hành số lò nung đốt giảm đi đáng kể, tần suất hoạt động của mỗi lò cũng không thường xuyên do nhiều nguyên nhân, đặc biệt lượng rác thải sinh hoạt đã được thu gom và xử lý triệt để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của làng nghề truyền thống.

- Công tác chỉ đạo lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề của địa phương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; Đánh giá tình hình lập kế hoạch bảo vệ môi trường của các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 làng nghề truyền thống, trong đó có 07 là ngành nghề sản xuất vôi cay xỉ thuộc địa bàn 2 xã Đông Sơn và Hương Vỹ: Đối với ngành nghề sản xuất vôi cay xỉ việc gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là ô nhiễm do bụi và khí thải, tuy nhiên quá trình kiểm soát ô nhiễm là rất khó khăn. Tại thời điểm

năm 2010 có khoảng gần 400 hộ làm nghề nung vôi những năm gần đây do nguồn nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất vôi thủ công khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp và những nguyên nhân khách quan nên số hộ dân theo nghề giảm đi đáng kể; đến năm 2015 còn 147 hộ dân làm nghề; năm 2017 còn 46 hộ làm nghề không liên tục; trong đó có 02 hợp tác xã chuyển đổi mô hình nâng công suất hoạt động theo mô hình sản xuất liên hoàn bán công nghiệp trong sản xuất vôi là Hợp tác xã chế biến vôi Ngân Hồng và HTX chế biến vôi Hồng Điều.

Căn cứ Kế hoạch số 2398/KH-UBND ngày 25/8/2015 của UBND tỉnh về chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020; UBND huyện Yên Thế đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 10/10/2017 về chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020 và thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công tại các xã có lò vôi thủ công đang hoạt động; theo kế hoạch hoạt động sản xuất vôi thủ công từ ngày 31/12/2020 chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất của các lò vôi thủ công gián đoạn và lò vôi thủ công liên hoàn trên địa bàn huyện.

Từ thực tế trên, UBND các xã đã chỉ đạo các thôn bản xây dựng hương ước, quy ước và lồng ghép tiêu chí môi trường trong quy ước, hương ước thôn bản và thực hiện xóa bỏ hoạt động sản xuất vôi thủ công theo lộ trình, kế hoạch.

- Kết quả xử lý các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 12/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả ưu tiên phân bổ kinh phí từ ngân sách của địa phương, kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn tài chính khác cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề.

8/8 làng nghề của huyện Yên Thế không thuộc danh mục các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 12/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 74 - 76)