Môi trường nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 51 - 55)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Môi trường nước

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Yên Thế, 09 điểm quan quan trắc đã được lấy mẫu và đo đạc phân tích. Kết quả phân tích mẫu nước và vị trí cụ thể các điểm lấy mẫu được trình bày trong Bảng 3.2.

Theo kế hoạch điều tra, tất cả các mẫu nước được lấy đều không nằm trong vị trí quan trắc định kỳ của tỉnh. Theo Bảng 3.2 đa phần các mẫu nước được tiến hành quan trắc đều vượt chỉ tiêu QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 về thông số hữu cơ.

Hàm lượng BOD5 tại các điểm nước mặt nhiễm bẩn chất hữu cơ dao động từ 15,6 đến 101,7 mg/l, hàm lượng COD dao động từ 32 đến 124 mg/l. Hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước phản ánh cho áp lực từ các nguồn thải giàu chất hữu cơ tới thủy vực tiếp nhận.

- Nước suối Cầu Gồ (BOD5 76,8 mg/l) và kênh sau phân trại 2 Trại giam Ngọc Lý (BOD5 101,7 mg/l) là 2 thủy vực thường xuyên tiếp nhận nước thải sinh hoạt có giá trị BOD5cao, vượt QCVN từ 5,12 đến 6,78 lần.

- Nước hồ Ủm (xã Tân Sỏi), nơi tiếp nhận nước thải chăn nuôi lợn từ trang trại nhà ông Phan Văn Đức có hàm lượng BOD5 42,56 mg/l, vượt 2,83 lần so với QCVN.

- Mẫu nước lấy tại Hồ Cầu Rễ (xã Tiến Thắng) cũng cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của các xã phía Tây huyện Yên Thế, tuy mức vượt chuẩn không cao (BOD5 = 17,82 mg/l) nhưng đã cho thấy sự thay đổi chất lượng nước hồ tự nhiên theo hướng tiêu cực do chịu tác động của con người.

- Bên cạnh nước thải sinh hoạt và chăn nuôi, nước thải từ hoạt động sản xuất thực phẩm cũng là nguyên nhân gây nên sự gia tăng chất hữu cơ trong nước mặt tiếp nhận. Kết quả phân tích cho thấy nước suối Đồng Bục (xã An Thượng) và nước sông Sỏi (xã Đồng Tâm), cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ do tiếp nhận nước thải chế biến sắn, nước đen và phát sinh mùi hôi do quá trình phân hủy sinh học.

- Nước mặt các điểm quan trắc tại suối Cầu Đen (xã Tam Tiến) và nước sông Thương (xã Bố Hạ) là những điểm chưa bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ.

Liên quan tới chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng coliform trong các mẫu quan trắc có sự dao động từ 2.840 đến 25.770 MPN/100ml, đạt trung bình 11.440±8.954 và không đồng đều giữa các mẫu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Nước mặt tại kênh nhận thải phía sau phân trại 2 Trại giam Ngọc Lý (Đồng Vương), hồ Ủm (Tân Sỏi), suối Đồng Bục (An Thượng), suối Cầu Gồ (TT Cầu Gồ), sông Sỏi đoạn chảy qua cầu Nông Trường (Đồng Tâm), hồ Cầu Rễ đều đã ô nhiễm vi sinh vật, hàm lượng coliform trong nước vượt quy chuẩn cho phép từ 1,18 đến 3,43 lần.

- Nước hồ Cầu Rễ hiện đang được sử dụng để cung cấp nước tưới tiêu cho các xã Tân Hiệp, An Thượng và Tiến Thắng, tuy nhiên đã có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vật (Coliform = 9.050 MPN/100ml) do chịu áp lực từ nước thải chăn nuôi, chất lượng nước không đảm bảo quy chuẩn nước mặt phục vụ cho mục đích thủy lợi. Hàm lượng coliform cao là chỉ thị cho chất lượng nước xấu, nước bị ô nhiễm bởi các nguồn thải giàu hữu cơ như nước thải sinh hoạt hay nước thải chăn nuôi có chứa phân gia súc, gia cầm.

- Nước sông Sỏi, sông Thương và suối Cầu Đen chưa bị ô nhiễm đối với thông số vi sinh vật, hàm lượng coliform nằm trong giá trị cho phép (thấp hơn QCVN từ 1,6 - 2,6 lần).

Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước mặt trên địa bàn huyện Yên Thế (năm 2018) Kí hiệu mẫu Xã/TT N mg/l P mg/l BOD5 mg/l COD mg/l NH4+ mg/l SS mg/l Coliform MPN/100ml Cl- mg/l Fe mg/l Cu mg/l Zn mg/l Mn mg/l NM_01 Xã Canh Nậu 2,15 0,56 15,60 20 0,02 4 2.840 16,6 1,06 0,03 0,05 KPH NM_02 Xã Đồng Vương 39,21 16,82 101,68 124 13,36 133 22.610 45,0 2,96 0,46 0,20 0,30 NM_03 Xã Tam Tiến 3,00 0,09 9,84 12 0,16 57 3.100 87,6 0,91 0,07 0,10 0,05 NM_04 Xã Tiến Thắng 2,09 0,16 17,82 24 0,27 148 9.050 9,50 0,19 KPH 0,08 KPH NM_05 Xã Bố Hạ 3,46 0,53 12,80 16 0,14 285 4.570 24,9 1,06 0,11 0,26 0,02 NM_06 Xã Tân Sỏi 24,54 7,14 42,56 56 17,08 177 25.770 23,7 2,61 0,48 0,65 0,10 NM_07 TT. Cầu Gồ 22,35 4,01 76,80 96 16,02 124 16.820 24,0 3,08 0,45 0,76 0,03 NM_08 Xã An Thượng 8,92 3,51 33,94 48 4,09 212 15.300 24,0 1,87 0,24 0,06 0,20 NM_09 Xã Đồng Tâm 2,07 0,11 27,64 36 0,40 245 8.900 9,50 1,05 0,19 0,37 0,05 QCVN08:2008/BTNMT-B1 - - 15 30 0,5 50 7.500 600 1,5 0,5 1,5 - QCVN08:2008/BTNMT-B2 - - 25 50 1 100 10.000 - 2 1 2 -

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Yên Thế, 2018)

Vị trí lấy mẫu:

NM_01: Nước sông Sỏi đoạn chảy qua địa bàn xã Canh Nậu

NM_02: Kênh nhận thải nằm phía sau Trại giam Ngọc Lý - phân trại 2 NM_03: Nước suối Cầu Đen, lấy tại vị trí cầu Mỏ Trạng

NM_04: Nước hồ Cầu Rễ

NM_05: Nước sông Thương, khu vực khai thác và tập kết cát sỏi

NM_06: Nước hồ Ủm, nhận thải chăn nuôi từ trại lợn của ông Phan Anh Đức NM_07: Nước suối Cầu Gồ

NM_08: Nước suối Đồng Bục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước dưới đất

Qua các vị trí tiến hành lấy mẫu nước dưới đất đều là các giếng đang khai thác, chất lượng mẫu nước thu thập được tại 06 giếng trên địa bàn huyện Yên Thế đều cho thấy chất lượng nước đảm bảo so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT đối với chất lượng nước dưới đất phục vụ mục đích sản xuất và sinh hoạt. Các giếng lấy mẫu thể hiện ảnh hưởng của các nguồn thải khác nhau đến chất lượng nước dưới đất, cụ thể: Ảnh hưởng của CCN, làng nghề, bãi chôn lấp, khu vực khai thác khoáng sản và chế biến lâm sản, sự khác biệt giữa các mẫu nước cũng thể hiện ảnh hưởng của các nguồn thải khác nhau đối với chất lượng nước dưới đất.

Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện Yên Thế đảm bảo quy chuẩn cho phép đồng thời phù hợp với mục đích sử dụng hiện nay, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 51 - 55)