Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 80 - 84)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.3. xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà

môi trường của huyện Yên Thế

3.4.3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như tăng quyền hạn và chức năng của các đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã. Bổ sung từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách quản lý cấp xã (1 cán bộ địa chính và 1 cán bộ môi trường); đối với cấp huyện có ít nhất 3 cán bộ chuyên trách. Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp tránh sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan.

3.4.3.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ban hành quy chế đối với việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường trong đó nêu rõ các vấn đề môi trường và nguyên tắc ứng xử của các bên liên quan (cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư). Tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích các nguồn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, nhân rộng các mô hình phát triển bền vững trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp. Nghiên cứu các cơ chế đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các kế hoạch, quy hoạch phát triển của các ngành và địa phương.

Bên cạnh đó, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng như các phòng, ban trực thuộc ở các huyện nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương. Quy định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động. Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thường xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3.4.3.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

Sử dụng các công cụ kinh tế (phí bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành

chính): Đây là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý môi

trường, giúp huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hợp tác khu vực và quốc tế: Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các

nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và tổ chức phi chính phủ như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc

(UNDP),…Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ trong các lĩnh vực về tài nguyên nước, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu,…chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu. Tiếp tục thu hút sự tham gia của các tổ chức trong nước và quốc tế vào các chương trình bảo vệ rừng ngập mặn, đất ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và cấp nước sạch cho người dân ở các vùng nông thôn,…Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thu hút nguồn vốn bảo vệ môi trường với các tỉnh, thành trong nước và các quốc gia trong khu vực.

Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường: Huy động các nguồn vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư theo hình thức nhà nước và người dân cùng làm với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước.

3.4.3.4. Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường

Tăng cường trang thiết bị giám sát, quan trắc: Đầu tư trang thiết bị, máy

móc phục vụ công tác quan trắc từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm cũng như từ các chương trình, dự án,…

Nâng cao năng lực giám sát chất lượng và cảnh báo ô nhiễm môi trường: Bổ

sung cán bộ giám sát chất lượng môi trường tại các huyện, xã để phát hiện kịp thời sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm cảnh báo với người dân. Sử dụng các công cụ truyền thông như truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền, cảnh báo đến người dân các sự cố về môi trường và cung cấp số điện thoại để người dân phản ánh các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm.

Rà soát và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc: Định kỳ hằng năm

ở cấp tỉnh tiến hành hoạt động quan trắc nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trên toàn tỉnh. Đối với đơn vị quản lý môi trường cấp huyện cũng cần xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dựng một mạng lưới quan trắc riêng và định kỳ tiến hành thực hiện, lập báo cáo hiện trạng môi trường của huyện. Khi trên địa bàn xảy ra những hiện tượng bất thường phải xác định được nguyên nhân và báo cáo cấp cao hơn để có giải pháp khắc phục kịp thời, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và người dân.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế nhằm tư vấn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho các dự án ưu tiên trong đề án, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

- Tiến hành đánh giá trình độ công nghệ hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp và xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại các cụm, khu công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ việc sử dụng công nghệ mới, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm cải thiện môi trường nhất là tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đưa các dự án vào thực hiện như: Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải khu dân cư; Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải làng nghề; Hỗ trợ hệ thống xử lý bụi, tiếng ồn, khí thải (chất thải) ở các cơ sở sản xuất làng nghề; Hỗ trợ công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas ở hộ gia đình; ....

- Đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát tự động nước thải cho một số điểm xả thải từ các khu, cụm công nghiệp. Đây là giải pháp kỹ thuật rất cần thiết để quản lý hiệu quả việc xả thải của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Thông qua hệ thống này, sẽ từng bước nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nếu không đầu tư hệ thống này, rất khó kiểm soát việc tuân thủ xả thải của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thông qua đánh giá hiệu quả của mô hình này với mô hình giám sát vận hành hệ thống xử lý môi trường của các doanh nghiệp (chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có hệ thống xử lý đồng bộ).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 80 - 84)