Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 41 - 49)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - Phát triển công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ước đạt 805 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 229 tỷ đồng so với năm 2012; trong đó công nghiệp 465 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp 340 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu gồm hàng may mặc xuất khẩu (gần 2 triệu sản phẩm), xi măng (12.000 tấn), gỗ qua sơ chế, mộc dân dụng, vôi hòn, cay vôi, cát, đan lát...

Thu hút 02 doanh nghiệp đầu tư, lắp đặt dây chuyền giết mổ gia cầm tại xã Đồng Tâm và Tân Hiệp; quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn vay, tuyển dụng, đào tạo lao động. Chỉ đạo hoàn thành việc xóa bỏ hoạt động nung đốt gạch ngói thủ công theo Quyết định số 147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh; phối hợp bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn ở 4/8 xã cho ngành điện quản lý. Phối hợp triển khai thực hiện, cơ bản hoàn thành dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW).

Hạn chế và khó khăn trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục chịu tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; một số doanh nghiệp đã được chấp thuận đầu tư, hoàn thành việc GPMB nhưng chậm triển khai xây dựng như Nhà máy may QT tại xã Tân Sỏi, Nhà máy chế biến chè xanh xuất khẩu tại xã Tam Tiến... Sản xuất TTCN, đặc biệt là vôi và cay vôi giảm do khó tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển xây dựng và cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Hệ thống giao thông của huyện rất thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Các xã thị trấn trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm.

* Giao thông đường bộ

- Đường tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ): rộng nền đường 7,5 m, rộng mặt đường 5,5m. Đoạn qua thị trấn Cầu Gồ mới nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị (mặt bê tông asphalt rộng 14 m). Đây là tuyến đường rất quan trọng nối liền thị trấn Cầu Gồ (trung tâm huyện) với các huyện Tân Yên, TP. Bắc Giang, Yên Dũng. Đây cũng là tuyến giao cắt với Quốc lộ 1 cũ và mới. Tuyến này đang được cải tạo nâng cấp.

- Đường tỉnh lộ 292 (đường 265 cũ): rộng nền đường 7,5 m, rộng mặt đường 6 m, đoạn qua Cầu Gồ mặt nhựa rộng 14m. Tuyến này nối từ Quốc lộ 1A, cuối tại Kép qua Bố Hạ - thị trấn Cầu Gồ, đi xã Xuân Lương nối sang thành phố Thái Nguyên. Đoạn thị trấn Bố Hạ - Cầu Gồ đã được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đường cấp IV; Đoạn Cầu Gồ - Tam Kha đạt tiêu chuẩn đường cấp V.

- Đường tỉnh lộ 242 (đường 292 cũ): rộng nền đường 7,5 m, rộng mặt đường 6 m. Tuyến này bắt đầu từ thị trấn Bố Hạ đi qua xã Hương Vỹ, xã Đồng Hưu đến khu vực chân Đèo Cà (giáp ranh tỉnh Lạng Sơn). Chuẩn đường cấp V hiện nay được thi công kết cấu mặt đường bê tông nhựa và đã đưa vào sử dụng.

- Đường tỉnh lộ 294 (đường 287 cũ): rộng nền đường 7,5m, rộng mặt đường 5,5m. Tuyến này nối từ đường TL 292 từ xã Tân Sỏi đi thị trấn Nhã Nam thuộc huyện Tân Yên. Đường đạt tiêu chuẩn cấp IV đã được rải nhựa.

- Đường đô thị (Cầu Gồ) đã được nâng cấp cải tạo hoàn chỉnh.

- Đường huyện: Có nhiều tuyến nhưng quan trọng nhất là đường 268 từ thị trấn Bố Hạ đi ngược lên theo hướng Tây Bắc qua các xã Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Vương ra Tam Tiến nối liền với đường TL 292 tại Mỏ Trạng xã Tam Tiến. Tuyến đã được cứng hoá cơ bản nhưng nền đường và mặt đường đều hẹp, nhiều đoạn do lượng xe hoạt động quá tải nên đã xuống cấp.

- Mạng lưới đường xã đã phát triển rộng khắp và tương đối hoàn chỉnh.

* Giao thông đường sắt

Có tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá đoạn chạy qua huyện dài 22,07 km, có 2 ga (Bố Hạ và Mỏ Trạng). Nhiều năm gần đây, tuyến này không được đưa vào sử dụng.

* Giao thông đường thuỷ

Trong huyện có 2 tuyến đường thuỷ là sông Thương và sông Sỏi, tổng chiều dài đường thuỷ là 28,5 km; có 2 bến sông là bến Sỏi và bến Nhãn. Hiện nay chủ yếu bến Nhãn là hoạt động thường xuyên.

Riêng sông Sỏi, mùa khô lưu lượng rất hạn chế nên giao thông đường thủy gặp khó khăn.

b. Thuỷ lợi

Kết cấu hạ tầng thuỷ lợi huyện Yên Thế bao gồm:

* Hệ thống đê sông:

Có 19 km đê cấp IVb sông Sỏi và sông Thương.

* Hệ thống hồ, đập, phai tưới:

tưới thực tế 1.208 ha đạt 84,6% công suất thiết kế.

+ 110 hồ đập nhỏ: diện tích tưới thiết kế 420ha, diện tích tưới thực tế 250 ha đạt 60% công suất thiết kế.

+ 15 phai đập nhỏ: diện tích tưới thiết kế 15ha, diện tích tưới thực tế 14 ha đạt 93,33% công suất thiết kế.

* Trạm bơm tưới

Yên Thế có 28 trạm bơm tưới, trang bị 36 máy bơm với tổng công suất 506 Kw. Diện tích tưới thiết kế 987 ha, diện tích tưới thực tế 919 ha, đạt 93,11% công suất thiết kế.

+ Công trình do công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Yên Thế quản lý gồm: - 10 hồ đập lớn, tổng diện tích tưới 1208 ha/vụ.

- 03 trạm bơm dã chiến

- 35 km kênh các loại (trong đó có 28,7 km đã được cứng hoá) + Công trình do các xã quản lý bao gồm:

- 28 trạm bơm, tổng công suất 9.450m3/h, tổng diện tích tưới 919 ha. - 110 hồ đập nhỏ, tổng diện tích tưới 250 ha/vụ.

- 377 km kênh mương (trong đó có 96,8 km đã được cứng hoá)

Tổng diện tích tưới chủ động vụ chiêm xuân đạt 2300 ha, vụ mùa 70% diện tích lúa được tưới chủ động. Các công trình tiêu ít được đầu tư vì tiêu không phải là vấn đề hạn chế của Yên Thế.

Nhìn chung, công tác thuỷ lợi luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo như: tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

- Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn, phát triển ổn định; an ninh lương thực được đảm bảo; diện tích, sản lượng một số loại cây trồng tăng; các loại cây, con hàng hóa của địa phương tiếp tục được quan tâm chỉ đạo phát triển.

a. Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 12.006 ha, đạt 101,96% KH (trong đó: lúa 6.472 ha, năng suất bình quân 51,19 tạ/ha, diện tích lúa lai đạt 1.702 ha, tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

64,43 ha so với năm 2012; ngô 803 ha, đạt 100,38% KH; sắn 988 ha, đạt 116,24% KH; khoai lang 469 ha; lạc 1.297 ha, đạt 108,08% KH; rau các loại 1.032 ha; đậu các loại 169 ha; thuốc lá 89ha); chè 452 ha, sản lượng chè tươi 3.276 tấn; cây ăn quả 4.738 ha, sản lượng quả tươi 23.000 tấn, tăng 1.764 tấn so với năm 2012. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 36.422 tấn, đạt 97,6% KH năm.

b. Chăn nuôi

Tổng đàn gia cầm 4.500.000 con, đạt 100% KH (trong đó đàn gà 4.300.000 con); đàn lợn 88.500 con, đạt 103% KH; đàn trâu, bò 10.740 con, đạt 100,4% KH; quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm bình quân được duy trì; công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.006 ha, sản lượng khai thác 3.633 tấn, tăng 349 tấn so với năm 2012.

c. Sản xuất lâm nghiệp

Trồng 1.133 ha rừng tập trung, đạt 142% KH; 314.000 cây phân tán đạt 105% KH. Làm tốt công tác PCCCR. Khai thác 700 ha rừng trồng với sản lượng 45.500 m3 gỗ các loại và 38.500 tre củi, giá trị ước đạt gần 80 tỷ đồng; xử lý 20 vụ vi phạm lâm luật thu nộp ngân sách trên 70 triệu đồng.

Hạn chế trong lĩnh vực này là sản lượng lương thực cây có hạt không đạt kế hoạch do mưa bão, ngập úng xảy ra trên diện rộng, làm mất trắng trên 300 ha lúa mùa; diện tích, năng suất một số cây trồng khác như khoai lang, đậu các loại và thuốc lá không đạt kế hoạch đề ra (khoai lang đạt 78,17%, đậu các loại đạt 84,5%, thuốc lá đạt 89%...); chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, giá tiêu thụ sản phẩm biến động bất lợi cho người sản xuất.

3.1.2.2. Phát triển dịch vụ, du lịch

a. Du lịch

Yên Thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên có thể phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:

+ Hồ Suối Cấy: 180 ha, nước sinh thuỷ lòng hồ lớn, lòng hồ có nhiều đảo nhỏ có khả năng phát triển du lịch sinh thái.

+ Hồ Cầu Rễ: 200 ha, nằm tại khu vực xã Tiến Thắng và xã Tam Tiến, xung quanh đồi núi, rừng cây che phủ, địa điểm này cũng nằm trong quy hoạch tổng thể

du lịch của Tỉnh.

+ Hồ Đá Ong: 150 ha; Nằm tại khu vực xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế và xã Lan Giới huyện Tân Yên, xung quanh được bao bọc bởi rừng núi- có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái.

+ Hồ Sông Sỏi: là công trình thuỷ lợi kết hợp du lịch đang được thi công. Đây là công trình nằm trên phạm vi 12 xã của huyện Yên Thế với diện tích trên 260 ha, có điều kiện để phát triển kinh tế- du lịch.

+ Hồ Chùa Sừng: diện tích 41 ha; xung quan bao bọc bởi rừng tái sinh, rừng trồng, có điều kiện để phát triển kinh tế- du lịch

+ Khu Thác Ngà (Xuân Lương): 100 ha, đây là nơi nằm trong khu vực rừng phòng hộ- tái sinh, có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái.

b. Thương mại - Dịch vụ:

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu bán lẻ ước đạt 1.050 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 27,43% so với năm 2012. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đề án "Sản xuất và cung ứng gà an toàn cho tỉnh Bắc Giang và các thị trường khác đến năm 2015"; phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn về xúc tiến thương mại cho sản phẩm Gà đồi Yên Thế và nâng cao kiến thức về xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế cho trên 200 học viên; tổ chức cấp quyền khai thác thương hiệu và gắn biển chỉ dẫn cho 12 ki ốt chuyên kinh doanh sản phẩm Gà đồi Yên Thế tại chợ đầu mối gia cầm. Lựa chọn, đưa 03 sản phẩm đi tham gia Hội chợ hàng Việt khu vực Đông Bắc được tỉnh đánh giá cao. Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, thực hiện tốt các chỉ tiêu về chuyển phát bưu phẩm, phát hành báo chí. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện cho các đối tượng tại các xã, thị trấn. Toàn huyện hiện có 91.000 thuê bao điện thoại, bình quân 90 máy/100 dân; 107 trạm BTS... đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.

Công tác quản lý thị trường được tăng cường, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất hàng giả, tàng trữ, buôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

bán hàng nhập lậu, hàng cấm và các mặt hàng kinh doanh có điều kiện; các hành vi đầu cơ, tăng giá trái phép. Tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý 97 vụ vi phạm, tịch thu 750 tấn quặng sắt, phạt hành chính và tịch thu hàng hóa với tổng số tiền 410 triệu đồng.

Mặt yếu trong công tác này là: tình trạng bán hàng, đậu độ xe lấn chiếm lòng, lề đường, bán hàng không niêm yết giá quản lý chưa chặt chẽ. Giá cả một số nông sản hàng hóa nhất là gà đồi giảm mạnh trong một số thời điểm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ nông sản; công tác đấu tranh, xử lý các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại còn hạn chế.

c. Y tế

* Mạng lưới y tế và trang thiết bị y tế

Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Yên Thế hiện nay bao gồm: phòng y tế huyện, 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 phòng khám đa khoa khu vực (Mỏ Trạng), 1 trung tâm y tế dự phòng và 21 trạm y tế xã, thị trấn.

+ Bệnh viện đa khoa huyện: 120 giường bệnh; đang được nâng cấp xây dựng mới đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Trang thiết bị chủ yếu gồm: máy X quang, máy điện tim, siêu âm, máy tạo ôxy, máy thở, máy monitor, hệ thống gây mê hồi sức, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học...

+ Phòng khám đa khoa khu vực: 10 giường bệnh. Được xây kiên cố có đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh theo quy định.

+ Trung tâm y tế dự phòng: cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn, các phòng làm việc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay đang là nhà cấp 4.

+ Các trạm y tế xã, thị trấn: đã có 20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Còn 1 xã chưa đạt chuẩn: Đông Sơn.

Nhìn chung, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường.

* Đội ngũ cán bộ y tế

Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường. Tổng số cán bộ của ngành hiện có: 276 người, trong đó: 13 bác sỹ CKI, 44 bác sỹ, 30 y sỹ đa khoa, 27 y sỹ sản nhi, 26 y sỹ YHDT, 1 cử nhân y tá, 65 y tá trung học, 29 nữ hộ sinh, 8 dược sỹ

trung học, 1 dược tá, và 23 cán bộ khác.

Tỷ lệ 6 bác sỹ /1 vạn dân. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 100%.

* Kết quả hoạt động chính

Mặc dù còn khó khăn nhưng ngành y tế Yên Thế đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Năm 2007 đã khám bệnh cho 174.230 lượt người, bình quân 1,8 lần/người dân/năm. Điều trị nội trú 5.970 người; điều trị ngoại trú 13.940 người. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 99%. Công tác dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục đạt được những kết quả tốt; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, năm 2010 là 1,02% ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 23,7%; 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm chăm sóc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, y đức cho đội ngũ cán bộ y tế được chú trọng; việc khám chữa bệnh cho trẻ em và người nghèo được quan tâm. Các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có kết quả, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân được thường xuyên quan tâm chỉ đạo.

d. Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển có tính bền vững. Huyện đã huy động kinh phí từ nhiều nguồn để tăng cường xây dựng cơ sở trường lớp và trang thiết bị đáp ứng cơ bản nhu cầu giảng dạy - học tập trong các nhà trường.

+ Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển: đến hết năm học 2008-2009, toàn huyện có 70 trường học các cấp (giáo dục mầm non 22 trường, tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 41 - 49)