Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 25)

Thông tin thu thập được được phân loại và tổng hợp bằng phương pháp thống kê thông dụng trên phần mềm Excel 2017. Kết quả xử lý thông tin được thể hiện ở dạng liệt kê, mô tả và mô phỏng bằng biểu đồ, hình ảnh và bảng.

Chương 3.

GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý

BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng được thành lập tháng 7/2010 theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 8/7/2010 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thành lập BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên. Ngày 30/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1976 phê duyệt rừng Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vào quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tháng 7 năm 2015, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 611 về việc giao hơn 1.000ha đất rừng đặc dụng giai đoạn 1 tại địa bàn 2 xã: Mường Phăng và Pá Khoang, huyện Điện Biên cho chủ rừng là BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng với tọa độ địa lý như sau:

Khu rừng theo phương án nằm trên địa bàn 2 xã Mường Phăng và Pá Khoang của huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông Bắc; có tọa độ địa lý như sau:

Từ 21037'97'' đến 21049'43'' vĩ độ Bắc.

Từ 103005'47'' đến 103018'58'' kinh độ Đông. Vị trí, ranh giới:

- Phía Bắc tiếp giáp với xã Nà Nhạn và xã Nà Tấu, huyện Điện Biên. - Phía Tây tiếp giáp xã Tà Lèng và xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ.

- Phía Nam tiếp giáp với xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông.

- Phía Đông tiếp giáp xã Ẳng Cang và xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng.

3.2. Đặc điểm khí hậu

Rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với thời tiết nóng ẩm, mùa khô từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau với thời tiết khô hanh và rất lạnh, nhiệt độ nhiều khi xuống gần 00C.

- Nhiệt độ bình quân trong năm 22,30c. - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 300c. - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 26,300c.

- Lượng mưa trung bình/năm từ 1.600 mm - 2.000 mm.

- Lượng mưa thấp nhất khoảng 20 - 30 mm/tháng; phân bố vào tháng 1 và tháng 12 hàng năm, cao nhất khoảng 400 mm/tháng; tập trung vào tháng 7, tháng 8.

Một điểm đáng chú ý là mùa khô ở Mường Phăng chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam từ Lào thổi sang làm cho không khí khô và rất nóng, nhiệt độ nhiều ngày lên tới trên 420C. Nhìn chung khu vực nghiên cứu có nhiệt độ trung bình thấp hơn các xã vùng lòng chảo Điện Biên làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm cho cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng dài hơn thông thường, thời vụ thu hoạch chậm hơn.

3.3. Đặc điểm thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã gồm hệ thống suối sau:

Suối Nậm Phăng: Đây là suối chính được hình thành từ các con suối nhỏ thuộc khu vực: Bản Loọng Luông và bản Nghịu rồi đổ vào hồ Pá Khoang tại bản Đông Mệt. Nguồn nước được cung cấp từ nhiều các khe nhỏ khác nhau chủ yếu phục vụ sản xuất.

Suối Nậm Điếng: Bắt nguồn từ đỉnh núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, qua địa phận bản Tân Bình, bản Khá rồi hợp với khe Phiêng Ma Lông đổ vào suối Nậm Phăng. Ngoài cung cấp nước cho sản xuất, còn cung cấp nước sinh hoạt cho các bản: Tân Bình, bản Khá.

Ngoài ra trong vùng dự án còn nhiều khe suối khác như: Khe Tạc Điêng, khe Loọng Nghịu, khe Phiêng Ma Lông... cung cấp nguồn nước cho hồ Pá Khoang để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng Mường Thanh và sinh hoạt sản xuất người dân trong xã đồng thời còn là nguồn cung cấp nước cho các công trình thủy điện, tạo cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái.

3.4. Đặc điểm đất

Khu vực nghiên cứu có độ cao từ 600 – 1200 m so với mặt nước biển với nhiều dãy núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển (đỉnh Pu Huốc cao 1.725 m); địa hình dốc, liền kề với hồ Pá Khoang với diện tích mặt nước 681 ha. Trên địa bàn hai xã Mường Phăng và Pá Khoang có các loại đất chủ yếu sau: đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit; đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét; đất mùn vàng nhạt trên đá cát; đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét; đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Loại đất và chất lượng đất trên địa bàn nghiên cứu tương đối tốt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và phát triển rừng. Canh tác nương rẫy và rừng phát triển trên đất đồi. Tổng hợp thống kê diện tích và các loại đất được mô tả trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích và tính chất các loại đất trên địa bàn nghiên cứu TT Tên đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 7.114,0 77,7 2 Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Fs 36,6 0,4 3 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 13,1 0,1 4 Đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Hs 262,9 2,9 5 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Fa 893,5 9,8 6 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 238,4 2,6

7 Đất khác 600,0 6,5

Tổng 9.158,5

(Nguồn: Phương án giao đất giao rừng của BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng, năm 2015)

3.5. Tài nguyên rừng

Xã Mường Phăng và Pá Khoang là 2 xã thuộc hệ thống rừng đầu nguồn sông Nậm Rốm, rừng Mường Phăng có 3 HST rừng chính bao gồm:

+ Thảm thực vật nhiệt đới: Phân bố ở khu vực có độ cao dưới 800m so với mặt nước biển. Kiểu rừng này tập trung ở dưới chân của các đỉnh núi, dọc 2 bên các suối chính và trên sườn và đỉnh các núi thấp. Đại bộ phận là rừng thứ sinh do con người tác động tạo nên. Chiếm diện tích chủ yếu là các trạng thái rừng non phục hồi sau nương rẫy, rừng phục hồi xen lẫn cây Sặt, Dương xỉ... Thành phần thực vật chủ yếu là các loài Tô hạp, Giổi, Kháo, Rè, và các loài Dẻ, Hu đay...

+ Thảm thực vật rừng á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao từ 800m đến 1.600m và có diện tích khá nhiều. Địa hình nơi phân bố thường là các đỉnh núi cao trung bình. Thực vật điển hình chủ yếu là các loài cây trong các họ Magnoliaceae, Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Betulaceae, Araliaceae...

+ Trảng cỏ cây bụi sau nương rẫy và lửa rừng: Kiểu thảm thực vật này hình thành sau nương rẫy kiệt, lửa rừng và chăn thả động vật do các hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư. Phân bố thường ở đỉnh các núi cao sát với các huyện khác như huyện Mường Ảng, Điện Biên Đông hoặc quanh làng bản trong các xã vùng đệm của khu quản lý. Tổng hợp diện tích các loại rừng được thể hiện trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Diện tích, trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu TT Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Xã Mường Phăng Xã Pá Khoang Tổng cộng Tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.962,78 3.766,86 6.729,64

- Đất có rừng 1.207,91 1.852,67 3.060,58 - Đất chưa có rừng 1.754,87 1.914,19 3.669,06 1. Rừng đặc dụng 2.059,28 2.377,27 4.436,55 1.1. Có rừng 964,75 1.531,96 2.496,71 a Rừng tự nhiên 910,70 1.487,30 2.398,00 - Rừng giàu 52,62 0 52,62 - Rừng trung bình 120,79 442,71 563,50 - Rừng tự nhiên nghèo 737,29 1.044,59 1.781,88 b Rừng trồng 54,05 44,66 98,71 1.2. Chưa có rừng 1.094,53 845,31 1.939,84 2. Rừng sản xuất 903,50 1.389,59 2.293,09 2.1. Có rừng 243,16 320,71 563,87 a Rừng tự nhiên 183,32 320,71 504,03 - Rừng tự nhiên nghèo 181,24 320,71 501,95 - Rừng hỗn giao Tre - Gỗ 2,08 0 2,08 b Rừng trồng 59,84 0 59,84 2.2. Chưa có rừng 660,34 1.068,88 1.729,22

(Nguồn: Phương án giao đất giao rừng BQL rừng Mường Phăng, năm 2015)

Diện tích đất lâm nghiệp được phân theo chức năng 3 loại rừng có Rừng đặc dụng và Rừng sản xuất. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp có rừng chỉ chiếm 45,48% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, bên cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng chiếm tỷ trọng lớn là 54,52% so với tổng diện tích đất

lâm nghiệp. Rừng của xã Mường Phăng và Pá Khoang có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo vệ và điều tiết nước hồ Pá Khoang cung cấp nước tưới cho cánh đồng Mường Thanh và nguồn nước cho 4 nhà máy thủy điện (Thác Trắng, Pá Khoang, Thác Bay và Nà Nơi), điều hòa khí hậu và dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng cho thành phố Điện Biên và là nguồn lợi lớn cho đời sống của người dân. Do đó, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 2 xã có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn 2 xã nói riêng và trên địa bàn huyện Điện Biên nói chung.

3.6. Tài nguyên đa dạng sinh học

Khu vực nghiên cứu có tính đa dạng sinh học khá cao với 1.005 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 614 chi, 198 họ trong đó có 436 loài thực vật có giá trị dược liệu, 47 loài thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP. Đặc biệt, cần ưu tiên bảo tồn cao về động vật có xương sống 228 loài thuộc 174 giống, 84 họ, 31 bộ (gồm 42 loài thú, 109 loài chim, 18 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư, 47 loài cá) và 385 loài côn trùng thuộc 295 giống, 58 họ cùng với 22 loài động vật nổi, 20 giống, 8 họ và 15 loài động vật đáy thuộc 12 giống, 8 họ trong đó có 23 loài thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Năm (2007); Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 2014).

3.7. Đặc điểm dân số và dân tộc

Khu vực nghiên cứu có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Khơ mú, Mông và Kinh. Trong đó người Thái chiếm 69,16%, người Khơ mú chiếm 17,78%, người Mông chiếm 11,81% và người Kinh chiếm 1,25%. Số hộ là 1.967, trong đó có đến 27,7% là hộ nghèo; số khẩu là 8.958; số người trong đô tuổi lao động chiếm khoảng 53,56 % so tổng số dân số trong khu vực và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và là lao động phổ thông, có trình độ văn hóa thấp.

Chương 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng công tác quản lý rừng tại BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng Mường Phăng

4.1.1. Hiện trạng rừng của BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng

Theo quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng DTLS và CQMT Mường Phăng đến năm 2020 thì khu vực hai xã Mường Phăng và Pá Khoang có khoảng 4.436,55 ha rừng đặc dụng, giao cho 05 chủ thể khác nhau quản lý. Số liệu cụ thể được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diện tích rừng đặc dụng của khu vực nghiên cứu chia theo chủ thể quản lý

TT Chủ thể quản lý Diện tích ( ha)

Đất có rừng Đất chưa có rừng 1 BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng 2.406,09

2 Ban quản lý dự án Di tích Điện Biên

Phủ 53,16 -

3 Đơn vị lực lượng vũ trang 18,67 -

4 Hộ gia đình 4,15 -

5 Ủy ban nhân dân xã - 1.954,48

Tổng 2482,07 1954,48

(Nguồn: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng DTLS và CQMT Mường Phăng đến năm 2020)

Từ số liệu tại bảng 4.1 cho thấy Ủy ban nhân dân các xã chỉ quản lý các diện tích đất chưa có rừng gồm 1.954,48 ha, các diện tích có rừng đặc dụng được quy hoạch cho 3 chủ thể quản lý gồm: BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng; Ban quản lý dự án Di tích Điện Biên Phủ; Đơn vị lực lượng vũ trang và các hộ gia đình quản lý. Thực tế hiện nay thì BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng hiện đang quản lý 3.300,45 ha rừng đặc dụng gồm

3.088,57 ha rừng tự nhiên và 211,88 ha rừng trồng. Số liệu cụ thể về các trạng thái rừng do BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng hiện quản lý được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thống kê diện tích các loại rừng của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

TT Loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Rừng tự nhiên 3.088,57 1.1 Rừng nghèo 1.565,82 47,44 1.2 Rừng trung bình 538,35 16,31 1.3 Rừng giàu 984,40 29,83 2 Rừng trồng 211,88 6,42 Tổng diện tích 3.300,45 100,00

Từ số liệu tại bảng 4.2 cho thấy ngoài 211,88 ha rừng trồng thì trong tổng số 3.088,57 ha rừng đặc dụng là rừng tự nhiên của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng thì rừng nghèo tái sinh sau khai thác và sau nương rẫy chiếm tỷ lệ lớn là 47,44%, rừng trung bình chiếm 16,31%, còn lại là rừng giàu chiếm 29,83%. Nhìn chung rừng đặc dụng Mường Phăng, ngoài diện tích thuộc Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là rừng tự nhiên nguyên sinh hiện là rừng già hoặc quá già cũng cần có biện pháp xúc tiến tái sinh để rừng được cải thiện, diện tích còn lại đặc trưng là rừng tái sinh sau khai thác. Sinh cảnh sau phục hồi tự nhiên ở rừng đặc dụng Mường Phăng rất tốt, đảm bảo giữ gìn các nguồn gen thực vật. Cùng với đó, rừng đặc dụng Mường Phăng còn đảm bảo giữ nguồn nước, ổn định cho hồ thủy lợi Pá Khoang, phục vụ công trình thủy điện hạ lưu và nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của cả cánh đồng Mường Thanh.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức nguồn lực của BQL rừng Mường Phăng

Ban quản lý rừng Di tích Lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng được thành lập theo Quyết định Quyết định số 837/QĐ - UBND ngày 8

tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên, trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.

a) Về chất lượng cán bộ:

- Cán bộ có trình độ đại học : 08 người; chiếm 47,1%. - Cán bộ có trình độ cao đẳng : 01 người; chiếm 5,8%.

- Cán bộ có trình độ trung cấp : 08 người; chiếm 47,1%. - Đảng viên toàn đơn vị : 04 người; chiếm 23,5%. b) Về bộ máy tổ chức

- Ban giám đốc: 02 người

- Phòng Hành chính - Kế toán: 03 người

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 12 người. Gồm: Tổ nông nghiệp 5 người; Tổ quản lý bảo vệ rừng 7 người; Lao động hợp đồng tổ thủy lợi: 03 người.

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp & PTNT có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở về công tác Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tham gia các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư và Phát triển nông thôn trên địa bàn thuộc quyền quản lý, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của đơn vị là bảo vệ rừng khu DTLS, bảo vệ rừng đầu nguồn nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; Bảo vệ hệ sinh thái rừng, các giá trị về đa dạng sinh học; bảo tồn nguồn Gen quý hiếm các loài động vật, thực vật quý hiếm của khu rừng đặc dụng và môi trường nước vào khu vực lòng hồ Pá Khoang. Quyết định số: 499/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý rừng di tích Lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên. Cụ thể như sau: Bảo vệ rừng khu Di tích lịch sử, bảo vệ rừng đầu nguồn nơi cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)