Kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng, dân cư liên quan đến công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 44 - 48)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng, dân cư liên quan đến công

công tác quản lý rừng

4.3.1. Kiến thức và thể chế trong hoạt động sản xuất nương rẫy

Canh tác nương rẫy là hoạt động chủ yếu của người dân địa phương trong khu vực nghiên cứu. Trước dây nguồn lương thực của người dân hai xã Mường Phăng và Pá Khoang chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy. Canh tác nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp. Trước đây, các hộ dân thường canh tác theo hình thức du canh. Thời gian gần đây, khơng cịn hiện tượng du canh, tuy nhiên nhiều diện tích đất nương rẫy được canh tác theo hình thức luân canh, bỏ hoang hóa vài năm, đây là hình thức lợi dụng độ phì tự nhiên của lớp đất dưới tán rừng nguyên sinh, và cây rừng tái sinh.

Kinh nghiệm chọn rẫy của họ là chọn rừng nhiều cây tạp, tốt nhất là gần nguồn nước tránh nơi có cây họ dầu và tre nứa vì đất ở đó xấu. Trước kia,

nhọn để tra hạt. Ngày nay, việc canh tác lúa nương và trồng màu trên nương rẫy, người dân đã khơng sử dụng hình thức dùng cọc nhọn để tra hạt, thay vào đó là cuốc luống và gieo hạt.

Do đó họ chuyển sang thâm canh cây lúa nước và trồng xen canh rẫy, đều đã và đang được phát triển rất mạnh và dễ chăm sóc có hiệu quả kinh tế cao được thể hiện qua hình 4.3.

Hình 4.3. Mơ hình canh tác nương rẫy của người dân tại khu vực nghiên cứu

4.3.2. Tập quán canh tác lúa nước và chăn ni

Người dân đã có nhiều kiến thức trong trồng trọt, đã được tiếp cận kiến thức và khoa học kỹ thuật từ các hoạt động tập huấn của các dự án, các chương trình hỗ trợ của chính phủ và phi chính phủ; mặt khác, từ kinh nghiệm canh tác lâu đời nay của người dân địa phương cũng là những kiến thức cơ bản cho canh tác ngày nay. Người dân biết canh tác lúa nước, biết trồng một số loại hoa màu, biết canh tác nương rẫy. Đã khơng cịn hiện tượng du canh trên địa bàn nghiên cứu. Canh tác lúa nước và canh tác nương rẫy cũng đã áp

Chọn nương, rẫy Phá, đốt và dọn nương, rẫy Rừng Làm đất và trồng cây Thu hoạch Chăm sóc Bỏ hóa Lúa, Ngơ, Sắn, Dong riềng

dụng máy móc thiết bị thay thế cho lao động chân tay, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp tăng hơn nhiều so với nhiều năm trước đây.

Trong đời sống hàng ngày người dân sống rất gắn bó với nhau, vào các buổi sáng hay chiều tối sau những ngày làm việc đồng áng các gia đình thường quây quần bên nhau uống nước chè, uống rượu để trao đổi về chuyện làm ăn, bàn kế hoạch làm việc cho những ngày tới, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong sản xuất trong đó có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

+ Trong chăn ni người dân ở đây có tập quán chăn thả tự nhiên, nhất là chăn ni trâu bị, sau mùa vụ sử dụng cày kéo trâu bò được thả rông trên ruộng và một số vào rừng. Tuy nhiên, theo quy định chính quyền địa phương và của bản, quy định là không được chặt cây rừng và chăn thả gia súc vào rừng. Thức ăn cho trâu, bò chủ yếu cỏ voi, cỏ đồng ruộng và sản phẩm phụ nông nghiệp như rơm rạ, lá ngô, khoai…

+ Trong trồng trọt người dân thường sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu trên đất nương rẫy, đất dốc.

4.3.3. Kiến thức về khai thác sử dụng lâm sản

100% các hộ gia đình dùng vật liệu làm nhà, làm chuồng trại gia súc, gia cầm từ các sản phẩm lấy từ rừng. Làm nhà và chuồng trại gia cầm bằng gỗ vì đa số bà con khơng có tiền để mua vật liệu xây dựng. Làm nhà sàn bằng gỗ là truyền thống lâu đời nay của người dân đại phương.

- 100% hộ gia đình sử dụng củi làm chất đốt, lượng củi trong mùa đông sử dụng nhiều gấp hai đến ba lần lượng củi sử dụng mùa hè. Người dân thường vào rừng lấy gỗ về làm nhà, các hộ không được buôn bán gỗ khai thác từ rừng, tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng trao đổi mua bán gỗ trái phép, hàng ngày đi lấy củi và lâm sản ngoài gỗ nên họ nắm rõ các vùng cây gỗ quý, cây lâm sản và hiểu vể rừng địa phương của họ.

+ Tre, nứa, sặt được bà con thu hái từ tháng 12 các sản phẩm này chủ yếu được dùng để làm nhà, chuồng trại, hàng rào vườn nhà và các dụng cụ phục vụ cho sản xuất như đan sọt, rổ, rá…

+ Măng tre được thu vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm sản phẩm này được sử dụng làm rau ăn một phần và phần còn lại được bán cho các thương lái thu mua.

+ Rau rừng (rau ngót, bị khai, rau dớn…) được thu hái vào các tháng 3, 4, 5 khi mà rau trồng hiếm bà con tìm rau rừng để ăn. Thân chuối thì được dùng làm thức ăn thường xuyên cho lợn và thân chuối cũng được khai thác từ rừng, trung bình mỗi hộ chăn ni dùng hết 1 đến 2 cây chuối mỗi ngày.

+ Mật ong được thu vào tháng 4, 5, 6. Một phần được lấy theo phương pháp truyền thống hun khói, dùng sào; phần lớn hiện nay các hộ dân có phương thức ni và lấy mật ong khác là làm lồng gỗ, đến mùa ong, người dân mang lồng gỗ vào rừng cho ong đến làm tổ rồi lấy mật. Hết mùa lại mang lồng ong về.

- Sử dụng một số loài cây trong rừng làm thuốc chữa bệnh như: cỏ lào, dây bò khai, cỏ tranh, ngải cứu, ráy, dây đau xương, dây đồng tiền, cây mật gấu, hột chuối rừng...

4.3.4. Hệ thống quản lý thôn làng

Trước kia, tồn tại chế độ trưởng bản do dân bầu là những già làng, có tuổi từ trên 50 tuổi, có nhiều uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và phong tục tập quán. Hiện nay, người dân sống theo hình thức quản lý thôn, bản. Đứng đầu bản có một trưởng bản được dân bầu và chính quyền xã phê chuẩn, được chọn từ những người có uy tín, có tiếng nói trọng lượng, trưởng bản từ 18 tuổi trở lên, có hiểu biết trong cuộc sống và xã hội, thơng thạo các tập quán, luật lệ của thôn. Trưởng bản rất có uy tín, được mọi người kính trọng và nghe theo. Trưởng bản cùng các chi hội trong bản chủ trì những việc lớn của làng như hội hè, ma chay, xử lý các vi phạm của cộng đồng,… Tuy nhiên, trong sinh hoạt xã hội trước đây thì những việc lớn vẫn cần cộng đồng bàn bạc.

4.4. Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)