Hiện trạng rừng của BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 32 - 36)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng công tác quản lý rừng tại BQL rừng DTLS và CQMT

4.1.1. Hiện trạng rừng của BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng

Theo quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng DTLS và CQMT Mường Phăng đến năm 2020 thì khu vực hai xã Mường Phăng và Pá Khoang có khoảng 4.436,55 ha rừng đặc dụng, giao cho 05 chủ thể khác nhau quản lý. Số liệu cụ thể được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diện tích rừng đặc dụng của khu vực nghiên cứu chia theo chủ thể quản lý

TT Chủ thể quản lý Diện tích ( ha)

Đất có rừng Đất chưa có rừng 1 BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng 2.406,09

2 Ban quản lý dự án Di tích Điện Biên

Phủ 53,16 -

3 Đơn vị lực lượng vũ trang 18,67 -

4 Hộ gia đình 4,15 -

5 Ủy ban nhân dân xã - 1.954,48

Tổng 2482,07 1954,48

(Nguồn: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng DTLS và CQMT Mường Phăng đến năm 2020)

Từ số liệu tại bảng 4.1 cho thấy Ủy ban nhân dân các xã chỉ quản lý các diện tích đất chưa có rừng gồm 1.954,48 ha, các diện tích có rừng đặc dụng được quy hoạch cho 3 chủ thể quản lý gồm: BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng; Ban quản lý dự án Di tích Điện Biên Phủ; Đơn vị lực lượng vũ trang và các hộ gia đình quản lý. Thực tế hiện nay thì BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng hiện đang quản lý 3.300,45 ha rừng đặc dụng gồm

3.088,57 ha rừng tự nhiên và 211,88 ha rừng trồng. Số liệu cụ thể về các trạng thái rừng do BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng hiện quản lý được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thống kê diện tích các loại rừng của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

TT Loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Rừng tự nhiên 3.088,57 1.1 Rừng nghèo 1.565,82 47,44 1.2 Rừng trung bình 538,35 16,31 1.3 Rừng giàu 984,40 29,83 2 Rừng trồng 211,88 6,42 Tổng diện tích 3.300,45 100,00

Từ số liệu tại bảng 4.2 cho thấy ngồi 211,88 ha rừng trồng thì trong tổng số 3.088,57 ha rừng đặc dụng là rừng tự nhiên của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng thì rừng nghèo tái sinh sau khai thác và sau nương rẫy chiếm tỷ lệ lớn là 47,44%, rừng trung bình chiếm 16,31%, cịn lại là rừng giàu chiếm 29,83%. Nhìn chung rừng đặc dụng Mường Phăng, ngồi diện tích thuộc Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là rừng tự nhiên nguyên sinh hiện là rừng già hoặc quá già cũng cần có biện pháp xúc tiến tái sinh để rừng được cải thiện, diện tích cịn lại đặc trưng là rừng tái sinh sau khai thác. Sinh cảnh sau phục hồi tự nhiên ở rừng đặc dụng Mường Phăng rất tốt, đảm bảo giữ gìn các nguồn gen thực vật. Cùng với đó, rừng đặc dụng Mường Phăng còn đảm bảo giữ nguồn nước, ổn định cho hồ thủy lợi Pá Khoang, phục vụ cơng trình thủy điện hạ lưu và nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của cả cánh đồng Mường Thanh.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức nguồn lực của BQL rừng Mường Phăng

Ban quản lý rừng Di tích Lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng được thành lập theo Quyết định Quyết định số 837/QĐ - UBND ngày 8

tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên, trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.

a) Về chất lượng cán bộ:

- Cán bộ có trình độ đại học : 08 người; chiếm 47,1%. - Cán bộ có trình độ cao đẳng : 01 người; chiếm 5,8%.

- Cán bộ có trình độ trung cấp : 08 người; chiếm 47,1%. - Đảng viên toàn đơn vị : 04 người; chiếm 23,5%. b) Về bộ máy tổ chức

- Ban giám đốc: 02 người

- Phịng Hành chính - Kế tốn: 03 người

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 12 người. Gồm: Tổ nông nghiệp 5 người; Tổ quản lý bảo vệ rừng 7 người; Lao động hợp đồng tổ thủy lợi: 03 người.

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nơng Nghiệp & PTNT có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở về công tác Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tham gia các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư và Phát triển nông thôn trên địa bàn thuộc quyền quản lý, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của đơn vị là bảo vệ rừng khu DTLS, bảo vệ rừng đầu nguồn nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; Bảo vệ hệ sinh thái rừng, các giá trị về đa dạng sinh học; bảo tồn nguồn Gen quý hiếm các loài động vật, thực vật quý hiếm của khu rừng đặc dụng và mơi trường nước vào khu vực lịng hồ Pá Khoang. Quyết định số: 499/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý rừng di tích Lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên. Cụ thể như sau: Bảo vệ rừng khu Di tích lịch sử, bảo vệ rừng đầu nguồn nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Bảo vệ hệ sinh thái rừng, các giá trị về đa dạng sinh học; bảo tồn nguồn Gen quý hiếm các loài động vật, thực vật quý hiếm của khu rừng đặc dụng và môi trường nước vào khu vực lòng hồ Pá Khoang.

Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hàng năm thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; vùng đệm trên địa bàn xã Mường Phăng và các xã nằm trong vùng quy hoạch.

Lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và bảo tồn nguồn Gen động, thực vật quý hiếm.

Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho cộng đồng đang sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng.

Thực hiện có hiệu quả Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tường chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn xã Mường Phăng.

Phối hợp với UBND xa Mường Phăng và lưc lượng Kiểm lâm địa bàn tổ chức, tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Phối hợp với Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên và UBND xã Mường Phăng tổ chức quản lý, khai thác sử dụng, diện tích mặt nước ni trồng thủy sản khu vực lòng hồ Pá Khoang, hồ Loọng Lng I có hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho nhân dân xã Mường Phăng.

Phối hợp với Trung tâm khuyến nông, Trung tâm thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn; Phịng Nơng Nghiệp & PTNT và các đợn vị chức năng khác trên địa bàn huyện Điện Biên tổ chức triển khai xây dựng Đề án, phát triển các mơ hình Nơng - Lâm - Ngư nghiệp, phát triển làng nghề truyền thống để tăng thu nhập, nâng cao đời sống góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý và khai thác hợp lý các giá trị du lịch sinh thái mang bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm bảo đảm cho việc phát triển du lịch.

Lập kế hoạch hoạt động thu, chi của đơn vị; Tiếp nhận quản lý và sử dụng các nguồn vốn, vật tư thiết bị, tài sản được giao phục vụ cho hoạt động chuyên môn; Đồng thời báo cáo chế độ hoạt động tài chính hàng quý, năm có chất lượng và hiệu quả.

Xây dựng quy chế hoạt động của ban, chức năng, nhiệm vụ các phịng chun mơn; tổ chức thực hiện các cơng tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Hường dẫn kiểm tra và thực hiện chính sách pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính theo sự chỉ đạo của ngành thuộc lĩnh vực quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)