Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Sự tham gia của người dân và cộng đồng vào công tác quản lý rừng
DTLS & CQMT Mường Phăng
4.2.1. Hình thức tham gia
Thực tế cho thấy tại khu rừng Mường Phăng được phân chia làm hai khu vực gồm khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực giao cho cộng đồng quản lý. Kết quả thống kê Diện tích rừng phân theo hình thức quản lý của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng được thống kê ở bảng 4.6
Bảng 4.6. Thống kê diện tích rừng phân theo hình thức quản lý của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng
TT Phương án quản lý Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Bảo vệ nghiêm ngặt 984,4 29,83
2 Giao cho cộng đồng 2.316,05 70,17
Tổng diện tích 3.300,45 100,00
Qua số liệu tại bảng 4.3 cho thấy tại BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng hiện có hai hình thức quản lý rừng với 984,4 ha rừng, chiếm tỷ lệ 29,83% so với tổng diện tích đang được bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượng chức năng. Diện tích cịn lại chiếm tỷ lệ 70,17% hiện đang giao cho các cộng đồng và đơn vị tư nhân là nhà nghỉ Trúc An tham gia quản lý dưới hình thức khốn bảo vệ rừng. Như vậy cơ hội cho người dân và cộng đồng tham gia vào công tác quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu là rất lớn với tổng số 24 thôn/bản thuộc hai xã Điện Biên và Pá Khoang. Số liệu cụ thể về diện tích khốn BVR cho từng bản được thống kê tại bảng 4.7
Bảng 4.7. Thống kê diện tích nhận khốn BVR của các thơn/bản TT Tên thôn/bản Tổng số hộ (hộ) Diện tích (ha)
1 Bản Bua 72 59,14 2 Co Líu 26 4,54 3 Lọng Luông 1, 2 97 33,82 4 Lọng Háy 73 50,72 5 Lọng Nghịu 41 50,50 6 Co Luống 36 22,61 7 Khảu Cắm 30 50,77 8 Bánh 63 11,75 9 Phăng 1, 2, 3 141 263,51 10 Tân Bình 39 98,15 11 Khá 41 184,63
12 Che Căn, Co Khô 105 80,14
13 Pá Trả 16 139,51
14 Co Cượm 58 172,89
15 Đơng Mệt 1, 2, Co Thón 198 373,61
16 Vang 2 54 56,62
17 Công, Kéo, Ten 122 158,38
18 Xôm 1, 2, 3 181 228,81 19 Bó 36 74,04 20 Nghịu 1, 2 106 48,64 21 Hả 1 23 13,33 22 Pá Khôm 35 9,73 23 Pú Sung 75 87,87 24 Nhà nghỉ Trúc An 8 41,74
Hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng DTLS & CQMT Mường Phăng được tổ chức có hệ thống với sự tham gia của các cộng đồng thôn/bản, kết hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội, BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng và chính quyền địa phương. BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng và cung ứng chi trả dịch vụ môi trường rừng với cộng đồng thôn/bản, khơng giao khốn trực tiếp với các hộ gia đình riêng lẻ. Các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng với vai trị là thành viên trong cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.
BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các cộng đồng. Trên cơ sở kết hợp quản lý bảo vệ rừng sản xuất của UBND xã, mỗi thôn bản được thành lập một tổ QLBV & PCCCR, mỗi bản một tổ, mỗi tổ có từ 10 đến 12 thành viên, đây là lực lượng nòng cốt cùng với nhân dân trong bản thực hiện bảo vệ và PCCC rừng.
Ngồi diện tích bảo vệ nghiêm ngặt, BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng giao khoán BVR theo hợp đồng hàng năm, kết hợp với kiểm lâm địa bàn, UBND xã và huyện thực thi pháp luật QLBVR và xử lý các vi phạm. Thực hiện quy định khai thác và sử dụng rừng nghiêm ngặt, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác gỗ và tận thu lâm sản trái phép; các hộ dân được phép lấy củi, măng, nấm và một số LSNG khác nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt). UBND xã kết hợp với BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng và kiểm lâm địa bàn tiến hành giám sát, đánh giá kết quả thực hiện QLBVR của cộng đồng thôn bản để xác định rõ vị trí khu rừng, chất lượng rừng cho việc chi trả DVMTR.
Tóm lại, tại khu vực nghiên cứu thì người dân đang tham gia vào một số hoạt động cụ thể của cơng tác PCCCR và tuần tra BVR. Hình thức tham gia cơ bản là thông qua hợp đồng th khốn nhân cơng, với vai trị là bên cung cấp nhân công. Như vậy, theo cách đánh giá hình thức tham gia của Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự (2005) thì về cơ bản đây là hình thức tham gia ở mức độ đóng góp lao động và được tham khảo ý kiến trong việc ra quyết định.
Về mức độ tham gia của người dân vào QLR của BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng thì nếu sử dụng cách đánh giá của Carter (1996), dựa trên mức độ kiểm soát của cộng đồng, tiềm lực để hành động và quyền sở hữu của người trong trong cộng đồng thì họ đang tham giá ở mức độ thấp, cụ thể là tham gia từ động lực lợi ích trước mắt (động lực tài chính) và có thể một phần do thuyết phục, giáo dục.
4.2.2. Tổ chức lực lượng QLRDVCĐ tại khu vực nghiên cứu
Có thể xác định được hoạt động LNCĐ tại khu vực nghiên cứu đang được thực hiện dưới hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLRDVCĐ) , thơng quan hợp đồng khốn bảo vệ rừng, được ký kết giữa BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng với các cộng đồng cư dân liền kề. Sơ đồ tổ chức lực lượng QLRDVCĐ được mơ phỏng tại hình 4.1.
Trong cơ cấu tổ chức lược lượng QLRDVCĐ tại khu vực nghiên cứu thì UBND xã và Kiểm lâm địa bàn là các bên phối hợp với BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng để triển khai công tác QLR tới các cộng đồng. Các cộng đồng thôn/bản tham gia vào hoạt động QLR thông qua tổ BVR và PCCCR do các thôn/bản thành lập ra mà thành viên là các hộ gia đình trong cộng đồng. Vai trò trách nhiệm của các đơn vị tham gia lực lượng QLRDVCĐ tại khu vực nghiên cứu cụ thể như sau:
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức lực lượng QLRDVCĐ tại khu vực nghiên cứu
a) Tổ BVR và PCCCR thơn: có trách nhiệm Tuần tra, BVR theo kế hoạch; phát hiện sớm lửa rừng, các hành vi phạm pháp luật, quy ước cộng đồng và thông báo tới người phụ trách cộng đồng thôn bản hoặc trực tiếp tới các lực lượng chức năng.
b) Cộng đồng thơn: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng tháng cho Tổ BVR và PCCCR thôn thực hiện; theo dõi và chấm công của các thành viên
tham gia tuần tra BVR; đại diện ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng hàng năm với BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng
c) BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng: Hàng năm hướng dẫn, tuyên truyền chính sách Pháp luật Lâm nghiệp; hướng dẫn các cộng đồng trong công tác xây dựng kế hoạch và báo cáo hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất; ký hợp đồng khoán BVR hàng năm với các cộng đồng và thực hiện chi trả theo hợp đồng.
d) LLCTBVR: Phối hợp với các cộng đồng thông qua Tổ BVR và PCCCR thôn tổ chức các hoạt động tuần tra, giám sát QLBVR
đ) Kiểm lâm địa bàn: Là cán bộ trong biên chế và hợp đồng đang công tác tại Hạt Kiểm lâm được bố trí về xã để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp.
e) UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp xã và là Trưởng Ban lâm nghiệp xã.