Thực trạng công tác quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 36 - 40)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng công tác quản lý rừng tại BQL rừng DTLS và CQMT

4.1.3. Thực trạng công tác quản lý rừng

4.1.2.1. Kết quả thực hiện công tác QLBVR

Kết quả thực hiện công tác QLBVR tại BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 được thống kê tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác QLBVR giai đoạn 2015-2018 tại BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

2015 2016 2017 2018

Nội dung Đơn vị lượng Khối Đơn vị lượng Khối Đơn vị lượng Khối Đơn vị lượng Khối

Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BVR

Buổi 94 Buổi 94 Buổi 94 Buổi 94 Xây dựng, sửa

đổi quy ước cộng đồng Bản 21 Chi trả DVMTR ha 1004,13 ha 1004,13 ha 1004,13 ha 1004,13 Tập huấn QLBV, PCCC Buổi 21

Trong thời gian qua công tác QLBVR đã đạt được những kết quả tích cực, như tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân không phá rừng làm nương, xử lý đốt thực bì canh tác nương rẫy có kiểm sốt. Các tổ bảo vệ rừng của thôn thực hiện tốt quy định PCCC rừng ở tất cả các thôn/bản, giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Hàng năm, để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và nâng cao nhận thức của người dân địa phương, BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng đã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức hoạt động tuyên truyền, các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của chủ rừng thì để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư vùng đệm là rất khó. Bởi 2 xã Mường Phăng, Pá Khoang có số lượng người dân đơng, đa phần lại là đồng bào dân tộc, sinh sống xen kẽ trong rừng, dựa vào rừng, cùng những phong tục tập quán ăn sâu vào tiềm thức liên quan đến rừng khiến tình trạng trộm cây rừng nhỏ lẻ vẫn thường xuyên diễn ra.

Mặt khác do lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn khá mỏng, hơn nữa người dân sống xen kẽ vào rừng nên đơi khi cịn nén chặt tỉa cây rừng. Đơn vị cũng không đủ lực lượng rải ra để lúc nào cũng bám sát thường xuyên được nên chỉ cử anh em đi tuần tra, kiểm tra theo lịch, kế hoạch.

4.1.2.2. Kết quả chi trả DVMTR

Tính đến năm 2018 một số thơn/bản đã được tập huấn về chi trả dịch vụ môi trường rừng và triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số liệu chi tiết về chi trả DVMTR tại địa bàn nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả chi trả DVMTR năm 2019 tại BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

TT Đối tượng được chi trả Diện tích

(ha)

Đơn giá

(nghìn đ)

Số tiền

(nghìn đ) 1 Đơn vị lực lượng vũ trang 41,74 800,00 33.392,00 2 Bản Pá Trả(72 hộ) 450,00 800,00 360.000,000 3 Bản Co Thón (51 hộ) 256,00 800,00 204.800,000 4 BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng 2.316,05 800,00 1.852.840,00

TỔNG 3.063,79 2.451.032,00

Ngoài BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng thì tại khu vực nghiên cứu cịn có ba chủ thể được nhận chi trả DVMTR gồm: Đơn vị lực lượng vũ trang, các bản Pá Trả và Co Thón. Nhìn chung chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng là một nguồn lực động viên và thúc đẩy các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và hộ gia đình tham gia QLBVR và bảo vệ rừng ngày một tốt hơn. Trong các năm tới BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng tiếp tục tổ chức thực hiện chi trả DVMTR một cách hiệu quả.

4.1.2.3. Tình hình vi phạm pháp Luật Lâm nghiệp

Khu rừng DTLS và CQMT Mường Phăng nổi tiếng cả nước với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là khu

vực thăm quan du lịch đem lại nguồn thu cho địa phương và được bảo vệ tốt, tuy nhiên trong thời gian qua trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5.Thống kê tình hình vi phạm pháp Luật Lâm nghiệp giai đoạn 2017 -2019 tại khu vực nghiên cứu

Năm Loại vi phạm Tổng mức độ vi phạm Số vụ vi phạm Diện tích (ha) Khối lượng lâm sản (m3) 2017 Phá rừng 3 0,89

Cất giữ lâm sản trái phép 0

Làm cháy rừng 0

Vận chuyển buôn bán 4

2018

Phá rừng 1 0,02

Cất giữ lâm sản trái phép 15 5,21

Làm cháy rừng 0

Vận chuyển buôn bán 3

2019

Phá rừng 1 0,02

Cất giữ lâm sản trái phép 15

Làm cháy rừng 0

Vận chuyển buôn bán 3

Từ số liệu tại bảng 4.5 cho thấy trong ba năm qua tại địa bàn nghiên cứu khơng cịn xảy ra các vụ cháy rừng, tuy nhiên hiện tượng chặt phá rừng vẫn cịn xảy ra hàng năm, mặc dù diện tích thiệt hại tương đối nhỏ (dưới 1ha). Theo BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng, hàng năm đơn vị đã tổ chức tuyên truyền cho người dân về công tác quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng; tham mưu vói chính quyền địa phương củng cố lại ban phòng chống cháy rừng cấp xã và thành lập các tổ đội phịng chống cháy rừng ở các thơn, bản, đồng thời khoán lại rừng cho các cộng đồng quản lý để hưởng dịch vụ chi trả môi trường rừng. Tuy nhiên lực lượng này cũng chính là người dân trong các bản nên để việc tố giác,

nêu ra những người phá rừng thì khá khó khăn bởi liên quan đến vấn đề anh em, gia đình. Do đó từ đầu năm 2017 đến nay, vẫn xảy ra các vụ người dân vào rừng chặt trộm cây nhỏ lẻ. Đặc biệt hành vi cất giữ lâm sản trái phép bị phát hiện năm 2018 với khối lượng lâm sản là 5,12 m3 gỗ quý đã được thu về giao cho lực lượng kiểm lâm xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)