Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 29 - 31)

Chương 3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.5. Tài nguyên rừng

Xã Mường Phăng và Pá Khoang là 2 xã thuộc hệ thống rừng đầu nguồn sông Nậm Rốm, rừng Mường Phăng có 3 HST rừng chính bao gồm:

+ Thảm thực vật nhiệt đới: Phân bố ở khu vực có độ cao dưới 800m so

với mặt nước biển. Kiểu rừng này tập trung ở dưới chân của các đỉnh núi, dọc 2 bên các suối chính và trên sườn và đỉnh các núi thấp. Đại bộ phận là rừng thứ sinh do con người tác động tạo nên. Chiếm diện tích chủ yếu là các trạng thái rừng non phục hồi sau nương rẫy, rừng phục hồi xen lẫn cây Sặt, Dương xỉ... Thành phần thực vật chủ yếu là các lồi Tơ hạp, Giổi, Kháo, Rè, và các loài Dẻ, Hu đay...

+ Thảm thực vật rừng á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao từ 800m đến

1.600m và có diện tích khá nhiều. Địa hình nơi phân bố thường là các đỉnh núi cao trung bình. Thực vật điển hình chủ yếu là các loài cây trong các họ Magnoliaceae, Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Betulaceae, Araliaceae...

+ Trảng cỏ cây bụi sau nương rẫy và lửa rừng: Kiểu thảm thực vật này

hình thành sau nương rẫy kiệt, lửa rừng và chăn thả động vật do các hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư. Phân bố thường ở đỉnh các núi cao sát với các huyện khác như huyện Mường Ảng, Điện Biên Đông hoặc quanh làng bản trong các xã vùng đệm của khu quản lý. Tổng hợp diện tích các loại rừng được thể hiện trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Diện tích, trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu TT Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Xã Mường Phăng Xã Pá Khoang Tổng cộng Tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.962,78 3.766,86 6.729,64

- Đất có rừng 1.207,91 1.852,67 3.060,58 - Đất chưa có rừng 1.754,87 1.914,19 3.669,06 1. Rừng đặc dụng 2.059,28 2.377,27 4.436,55 1.1. Có rừng 964,75 1.531,96 2.496,71 a Rừng tự nhiên 910,70 1.487,30 2.398,00 - Rừng giàu 52,62 0 52,62 - Rừng trung bình 120,79 442,71 563,50 - Rừng tự nhiên nghèo 737,29 1.044,59 1.781,88 b Rừng trồng 54,05 44,66 98,71 1.2. Chưa có rừng 1.094,53 845,31 1.939,84 2. Rừng sản xuất 903,50 1.389,59 2.293,09 2.1. Có rừng 243,16 320,71 563,87 a Rừng tự nhiên 183,32 320,71 504,03 - Rừng tự nhiên nghèo 181,24 320,71 501,95 - Rừng hỗn giao Tre - Gỗ 2,08 0 2,08 b Rừng trồng 59,84 0 59,84 2.2. Chưa có rừng 660,34 1.068,88 1.729,22

(Nguồn: Phương án giao đất giao rừng BQL rừng Mường Phăng, năm 2015)

Diện tích đất lâm nghiệp được phân theo chức năng 3 loại rừng có Rừng đặc dụng và Rừng sản xuất. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp có rừng chỉ chiếm 45,48% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, bên cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng chiếm tỷ trọng lớn là 54,52% so với tổng diện tích đất

lâm nghiệp. Rừng của xã Mường Phăng và Pá Khoang có vai trị đặc biệt quan trọng, bảo vệ và điều tiết nước hồ Pá Khoang cung cấp nước tưới cho cánh đồng Mường Thanh và nguồn nước cho 4 nhà máy thủy điện (Thác Trắng, Pá Khoang, Thác Bay và Nà Nơi), điều hịa khí hậu và dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng cho thành phố Điện Biên và là nguồn lợi lớn cho đời sống của người dân. Do đó, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 2 xã có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn 2 xã nói riêng và trên địa bàn huyện Điện Biên nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)