Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lý rừng dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 56 - 124)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả lý rừng dựa vào cộng đồng

4.5.2. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lý rừng dựa vào cộng đồng

4.5.2.1. Các nhiệm vụ chính

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, trước mắt để tăng cường hiệu quả QLRDVCĐ tại khu vực nghiên cứu cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau đây:

1) Nhiệm vụ về bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và hỗ trợ người dân trồng rừng:

Các hoạt động quản lý rừng như bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng được xây dựng và thực hiện trên cơ sở Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng và Chương trình Chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Vì vậy, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng thông qua Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng là một nhiệm vụ quan trọng để tăng cường cơng tác QLBVR nói chung QLRDVCĐ nói riêng;

2) Nhiệm vụ về đẩy mạnh các hoạt động phát triển sinh kế cho người dân:

Nhìn chung đời sống khó khăn là rào cản lớn đối với công tác QLRDVCĐ ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Với các xã vùng cao như Mường Phăng và Pá Khoang nên đốt nương làm rẫy trên đất lâm nghiệp đang là hoạt động quan trọng nhất, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền để trang trải cho chi tiêu hằng ngày của các hộ gia đình. Tuy nhiên, chính hoạt động đốt nương làm rẫy lại thường gây ra những tác động tiêu cực đối với rừng. Vì vậy, để khuyến khích người dân hạn chế đốt nương làm rẫy trên diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp và tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý rừng, thì cần phải hỗ trợ cho người dân cải thiện các hoạt động sinh kế thay thế khác để hỗ trợ cho công tác quản lý rừng.

3) Nhiệm vụ về tăng cường thể chế về quản lý rừng:

Cần xây dựng được một cơ cấu tổ chức phù hợp và khả thi để thực hiện các hoạt động về QLRDVCĐ, đặc biệt là tăng cường cơ cấu tổ chức để thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân trong cơng tác quản lý rừng và phát triển sinh kế.

4) Nhiệm vụ về nâng cao năng lực cho cán bộ xã và người dân:

Cần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ xã, cán bộ BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng, Kiểm lâm địa bàn cũng như người dân và

cộng đồng, những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý rừng và phát triển sinh kế.

4.5.2.2. Giải pháp thực hiện

Để hoàn thành được 4 nhiệm vụ nêu trên, cần lập kế hoạch triển khai các giải pháp sau:

1) Giải pháp tăng cường bảo vệ rừng thông qua Chi trả dịch vụ môi trường rừng kết hợp giao đất giao rừng:

Hiện tại BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng đang ký hợp đồng khốn bảo vệ rừng với các thơn bản để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng. Theo đó, người dân sẽ trực tiếp tham gia công tác tuần tra bảo vệ rừng đối với những diện tích rừng đã thuê khoán bảo vệ và được nhận tiền cơng khốn theo quy định. Do diện tích đất lâm nghiệp của các xã nằm trong diện hưởng chính sách Chi trả dịch vụ mơi trường rừng, các bản và người dân có thể được hưởng trực tiếp từ quỹ bảo vệ rừng cấp tỉnh (đối với những diện tích do mình làm chủ) hoặc thơng qua BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng (đối với diện tích nhận khốn bảo vệ).

Để chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện chi trả đúng đối tượng, diện tích thì cơng tác giao đất giao rừng là một trong số các điều kiện tiên quyết. Việc giao đất, giao rừng làm cho rừng có chủ thực sự, từ đó người dân có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt khi họ được hưởng lợi từ rừng được giao theo các quy định hiện hành và theo chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Đối với những diện tích rừng đã được giao và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng, chủ rừng phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng như: cấm chăn thả trâu bò, quản lý lửa rừng không để cháy rừng, thường xuyên tuần tra canh gác.

Để công tác bảo vệ rừng được tốt hơn, gắn với hưởng lợi của người dân, cần xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tiền thu được từ chi trả dịch vụ mơi trường rừng như: trích một phần để cho công tác tuần tra, khen thưởng những

người phát hiện vi phạm, 1 phần trích cho các hoạt động phúc lợi của bản như: làm đường bản, xây nhà cộng đồng, quỹ khuyến học, quỹ bảo vệ và phát triển rừng của bản, 1 phần chi trả cho những người chủ rừng,… có thể lồng ghép hương ước, quy ước bản trong việc quản lý, sử dụng tiền thu được và xử lý các vấn đề phát sinh để rừng được bảo vệ ngày một tốt hơn.

2) Giải pháp khoanh nuôi tái sinh rừng:

Khoanh nuôi tái sinh rừng là giải pháp hữu hiệu để phục hồi các diện tích rừng nghèo. Bởi đây là giải pháp hoàn toàn dựa vào khả năng tự tái sinh của rừng nên tốn kém ít kinh phí, mặt khác do cơ bản là chỉ tập trung vào việc BVR nên dễ dàng lôi kéo được sự tham gia của các cộng đồng vào hoạt động BVR, làm cơ sở để phát triển QLRDVCĐ. Các nguồn tài chính tiềm năng để thực hiện khoanh ni tái sinh rừng có thể là vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp, Ngồi ra cịn có thể trơng đợi vào các nguồn hỗ trợ, đầu tư của các nhà tài trợ, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Các diện tích đưa vào khoanh ni tái sinh cần được điều đánh giá khả năng thành rừng, lập hồ sơ kỹ thuật chi tiết trước khi giao cho cộng đồng quản lý theo quy phạm ngành 21-98 ban hành tại Quyết định số 175/QĐ/BNN/KHC. Chủ đầu tư cần tiến hành kiểm tra định kỳ để theo dõi và kiểm tra chất lượng diện tích khoanh ni tái sinh, đồng thời đánh giá khả năng thành rừng cũng như những vấn đề về xâm hại rừng.

Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thành lập đoàn đánh giá để đánh giá rừng được hình thành từ hoạt động khoanh nuôi. Trường hợp, một số diện tích chưa chuyển trạng thái thành rừng, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn để tiếp tục đầu tư khoanh ni những diện tích này thành rừng.

3) Giải pháp thúc đẩy trồng rừng

Có thể nói rằng hoạt động trồng rừng đặc dụng khơng hấp dẫn người dân bởi họ không được thu hoạch các sản phẩm từ rừng trồng. Do đó, BQL

rừng DTLS và CQMT Mường Phăng cần vận dụng ngân sách một cách linh hoạt và các chính sách hiện hành để phát triển rừng trồng trong rừng đặc dụng. UBND tỉnh cần xem xét, ưu tiên bố trí nguồn vốn cho việc trồng rừng đặc dụng. Sau khi những diện tích đó thành rừng và được cơng nhận thì sẽ tiếp tục khoán cho các cộng đồng tham gia bảo vệ, kinh phí sẽ xin từ nguồn chi trả DVMTR.

Với các diện tích đất rừng sản xuất của các hộ gia đình cần có sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài để các hộ gia đình thực hiện trồng rừng. Đây là hoạt động quan trọng để vừa tạo ra thu nhập từ nghề rừng cho người dân, vừa lơi kéo người dân tham gia tích cực hơn nữa vào hoạt động lâm nghiệp. Vấn đề then chốt là vận động người dân tham gia trồng rừng và hỗ trợ kỹ thuật cho họ có đủ năng lực để quản lý rừng trồng thông qua lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nơng bằng xây dựng các mơ hình trồng rừng thí điểm để người dân tham quan, học tập kinh nghiệm.

4) Giải pháp về phát triển sinh kế cho người dân

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương thì trong thời gian qua đã có một số chương trình dự án tham gia hỗ trợ phát triển sinh kế tại địa phương. Các hoạt động phát triển sinh kế này tập trung vào một số nội dung sau: Trồng rau sạch để bán ra thị trường; làm bếp cải tiến để tiết kiệm chi phí và hạn chế sử dụng củi; phát triển chăn nuôi lợn thịt; trồng cây ăn quả và phát triển nuôi cá. Đặc biệt, các hộ dân thuộc các bản sống xung quanh hồ Lọng Lng có tiềm năng phát triển nghề ni cá lồng và làm dịch vụ du lịch. Nhìn chung để thực hiện phát triển sinh kế bền vững cần trú trọng một số vấn đề sau:

* Cần có sự hỗ trợ đồng bộ của các cơ quan chức năng và các chương trình dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ;

* Cần phải có sự hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông, thú y, tuy nhiên trên thực tế thì số lượng cán bộ khuyến nơng làm việc ở cấp xã cịn rất

hạn chế, do đó cần có sự quan tâm của cấp huyện để đảm bảo cung cấp đủ các dịch vụ khuyến nông cho người dân.

Kinh nghiệm cho thấy để hoạt động phát triển sinh kế được bền vững thì cần xây dựng một hệ thống tự quản lý cấp thơn/bản, dựa trên việc hình thành lên các nhóm sở thích, ngoài ra cũng cần phải thiết lập một hệ thống quản lý quay vòng nguồn vốn vay để thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế. Việc hỗ trợ phát triển sinh kế nên thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1: Thành lập các nhóm sở thích và hệ thống tự quản phát triển sinh kế cấp cộng đồng và xây dựng quy ước hoạt động của các nhóm;

* Buớc 2: Phân tích các nguồn lực sẵn có và các hoạt động sinh kế hiện có tại địa phương;

* Bước 3: Xây dựng Kế hoạch Phát triển sinh kế cấp thôn/bản và hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm của từng nhóm sở thích;

* Bước 5: Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật; * Bước 6: Tổ chức thực hiện;

* Bước 7: Giám sát và đánh giá

5) Giải pháp tăng cường thể chế về QLR và phát triển sinh kế

Nhìn chung hiện tại tất cả các thơn bản đều đã có quy ước cộng đồng, tuy nhiên cần được rà sốt, bổ sung và hồn thiện với sự tham gia của người dân cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia từ bên ngoài. Để các quy ước cộng đồng thực sự đi vào đời sống của người dân thì cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

* Quy chế được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng * Quy chế phải đảm bảo xây dựng dựa trên nhu cầu của người dân * Quy chế được xây dựng trên nền tảng phong tục, tập quán của người dân dịa phương

* Có hệ thống tổ chức cấp cộng đồng để thực hiện và giám sát thực hiện quy chế

Tại mỗi thôn/ bản cần thành lập ra Ban Quản lý rừng và Phát triển sinh kế để quản lý và điều phối các hoạt động phát triển sinh kế và quản lý rừng tại cộng đồng. Trường hợp bản đã có một đơn vị có chức năng chuyên về quản lý rừng, thì có thể sử dụng chính đơn vị đó để tổ chức và điều phối các hoạt động. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban Quản lý rừng và Phát triển sinh kế là: Điều phối các hoạt động quản lý rừng và phát triển sinh kế; Giám sát kế hoạch và quy chế cộng đồng; vận hành và quản lý việc sử dụng các nguồn kinh phí hiệu quả; phối hợp với UBND xã; BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng và lực lượng kiểm lâm và lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm về quản lý rừng hoặc các quy định liên quan tới phát triển sinh kế.

6) Giải phán tăng cường vai trò quản lý của BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng

* Xác định rõ ranh giới các diện tích rừng đặc dụng, phân định riêng những khu vực thuộc rừng đặc dụng với khu vực có người dân cư sinh sống và hồn thiện xây dựng biển báo để mọi người dân đều biết;

* Củng cố các tổ chức cộng đồng và liên kết với các tổ chức cộng đồng chặt chễ hơn nữa để triển khai QLRDVCĐ và tiến tới đồng quản lý

* BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng cần thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân về môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng và các lợi ích khác của việc bảo tồn rừng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giúp người dân hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, các quy định và pháp luật liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng và các hình thức xử phạt nếu họ vi phạm.

7) Giải pháp về nâng cao nhận thức về quản lý rừng và phát triển sinh kế cho cán bộ xã và người dân

* Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức cho các cán bộ chủ chốt ở cấp xã, các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng để họ hiểu sâu hơn về những tác động tiêu cực và những rủi ro tiềm ẩn do mất

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân tại thôn bản để họ hiểu rõ hơn về những tác động tiêu cực và nguy cơ tiềm ẩn do mất rừng và suy thoái rừng; các hoạt động bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia QLR.

* Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho những đại diện tiêu biểu của chính quyền và người dân ở những nơi người dân đã làm tốt các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp giữa phát triển rừng với phát triển sinh kế.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Từ thực trạng giao đất, khoán rừng tại BQL rừng DTLS & CQMT Mường Phăng cho thấy các hình thức QLR dựa vào cộng đồng hồn tồn có cơ sở để phát triển. Hiện tại, BQL rừng đã kết hợp với chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm xây dựng được bộ máy QLR để thực hiện các hoạt động khoán BVR một cách đồng bộ.

- Người dân đang tham gia vào một số hoạt động QLR như trồng rừng, PCCCR và tuần tra BVR, thơng qua hợp đồng khốn BVR theo cộng đồng cấp thơn/bản. Hình thức tham gia vào cơng tác QLR nói chung của người dân tại các cộng đồng cơ bản là ở mức độ đóng góp lao động và được tham khảo ý kiến trong việc ra quyết định. Về mức độ tham gia của cộng đồng vào QLR đang ở mức độ thấp, cụ thể là tham gia do động lực tài chính và có thể một phần do thuyết phục, giáo dục.

- Tình hình vi phạm Pháp luật lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu hiện đã phần nào được kiểm sốt, đặc biệt là tình trạng đốt nương làm rẫy, làm cháy rừng trong những năm gần đây đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay vẫn còn một số vụ phá rừng và cất giữ trái phép lâm sản.

- Các nhân tố chính thúc đẩy sự tham gia người dân địa phương vào QLR bao gồm động lực phi thị trường là nhóm các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật và động lực thị trường chính là sức hút từ thu nhập do hợp đồng khoán BVR đem lại.

- Điểm mạnh để phát triển QLRDVCĐ tại khu vực nghiên cứu là các hộ gia đình có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá trong tổng diện tích của hộ, kể cả ở 3 nhóm hộ, mặt khác khu vực này đang được hưởng chi trả DVMTR, bình quân mỗi ha rừng đang được chi trả khoảng 800.000

đồng/ha/năm, cao hơn gần gấp nhiều lần tiền khoán quản lý, bảo vệ của những khu rừng khơng có chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Đây là nguồn lực thúc đẩy việc quản lý bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

- Điểm yếu lớn nhất là đời sống người dân trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu là hộ nghèo, và phần lớn là đồng bào dân tộc, phong tục tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 56 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)