Đánh giá vai trò của các bên liên quan đến công tác QLR tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 53 - 56)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả lý rừng dựa vào cộng đồng

4.5.1. Đánh giá vai trò của các bên liên quan đến công tác QLR tại địa

nghiên cứu

Tài nguyên rừng thuộc BQL rừng DTLS và CQMT Mường Phăng hiện nay được rất nhiều tổ chức, đơn vị cá nhân quan tâm và có vai trị khác nhau trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Kết quả thảo luận nhóm về vai trị của các bên liên quan đến công tác QLR tại địa bàn nghiên cứu cụ thể như sau:

- Vai trò của cộng đồng dân cư thôn, bản: Cộng đồng dân cư thơn và dân địa

phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động BVR như tuần tra, thông tin cho các cơ quan ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Như vậy, người dân trong cộng đồng dân cư thơn đóng vai trị quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quản lý tài nguyên rừng.

- Vai trò của hộ gia đình:

+ Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các hoạt động của cộng đồng.

+ Có thể nhận quản lý, nhận khoán bảo vệ một phần đất đai, tài nguyên trên địa bàn thơn/bản.

+ Có khả năng tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng và các hoạt động đồng quản lý rừng.

- Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội (đoàn thể): Các tổ chức

chính trị xã hội trong thôn như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Nơng dân,... là các tổ chức hoạt động theo điều lệ Hội, ngoài thực hiện các cơng việc chung. Hội cịn tham gia rất nhiều vào công tác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học đồng thời vận động nhân dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên trên địa bàn, bên cạnh đó các tổ chức này cịn có năng lực giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng nói chung và các hoạt động đồng quản lý TNR nói riêng.

- Vai trò của tổ quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy cấp thôn bản: Được giao nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an ninh trật tự xã hội trên địa

bàn đồng thời thực hiện công việc bảo vệ tài nguyên rừng, PCCCR, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm TNR theo quy ước của thôn đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng do mình bắt giữ chuyển giao.

- Vai trị của chính quyền xã

+ Là trung gian của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong đồng quản lý tài nguyên.

+ Chỉ đạo các hoạt động đồng quản lý ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu BTTN của Ban quản lý, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản.

+ Giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý tài nguyên của các cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã.

+ Phối hợp các hoạt động đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn với các xã bạn và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng.

- Vai trị của chính quyền (lãnh đạo) thơn: Có vai trị quan trọng, giải quyết trong việc nhận rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện công tác quản lý BVR, là trung tâm khâu nối các quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện đồng quản lý.

- Vai trò của cộng đồng khác

Các cộng đồng khác bao gồm các cộng đồng dân cư các thôn bên cạnh và trong xã, có vai trị cụ thể sau:

+ Giống như vai trị cộng đồng 8 thơn bản khảo sát trong việc tham gia quản lý TNR trên địa bàn của họ.

+ Hợp tác với 8 thôn bản khảo sát trong các hoạt động đồng quản lý tài nguyên, đặc biệt là các vùng giáp ranh giữa các thôn.

+ Phối hợp giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong sử dụng TNR giữa các cộng đồng.

- Vai trò của Ban quản lý RDTLS & CQMT Mường Phăng

+ Ban quản lý chịu trách nhiệm trước tỉnh và nhà nước về cơng tác quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ chức, phát triển đồng quản lý mang lại hiệu quả cao.

+ Phối hợp với chính quyền và cơ quan chức năng cấp tỉnh, huyện và xã trong việc xúc tiến tổ chức các hoạt động đồng quản lý tài nguyên.

+ Quyết định lựa chọn các đối tác tham gia đồng quản lý tài nguyên trên địa bàn của từng thôn.

+ Chuyển giao chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật cho lãnh đạo cấp xã, thôn, người dân và các bên liên quan trong công tác đồng quản lý tài ngun.

- Vai trị của BQL khu di tích lịch sử

+ Quản lý bảo vệ diện tích rừng di tích lịch sử được giao quản lý. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả QLBVR.

+ Phối hợp với BQL rừng Mường Phăng, UBND xã Mường Phăng trong QLBVR và PCCCR.

- Vai trò của Kiểm lâm các cấp trong tỉnh Điện Biên

+ Giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng TNR trên địa bàn của huyện.

+ Phối hợp với Ban quản lý RDTLS & CQMT Mường Phăng trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động BTTN và kiểm soát các hoạt động khai thác trái phép lâm sản trong khu rừng.

+ Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ và phát triển TNR.

+ Hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ TNR cho công tác đồng quản lý.

+ Đề xuất cơ chế, chính sách đồng quản lý với UBND tỉnh Điện Biên.

- Vai trò của các đơn vị lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn

+ Quản lý bảo vệ diện tích rừng di tích lịch sử được giao quản lý. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và BQL rừng Mường Phăng về kết quả công tác QLBVR.

+ Phối hợp với BQL rừng Mường Phăng, UBND xã Mường Phăng và Pá Khoang trong QLBVR và PCCCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)