Kiến đánh giá của các nhà quản lý du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 69)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.3. kiến đánh giá của các nhà quản lý du lịch

a. Tiềm năng du lịch

Võ Nhai có nhiều tiềm năng du lịch gắn với điều kiện tự nhiên, mang đặc trưng của hệ thống địa hình, khí hậy, bao phủ bởi dãy núi đá vôi từ đó hình thành lên các hệ sinh vật phong phú, các hang động độc đáo và những ẩm thực mang đặc trưng của vùng như: Na La Hiên, đậu An Long.. đặc biệt có có hang Phượng Hoàng đang được khai thác theo hình thức DLST, hấp dẫn du khách. Tác giả thực hiện khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và công ty du lịch về lĩnh vực này bằng cách thực hiện 50 bảng hỏi (bao gồm: 2 bảng hỏi của chuyên gia và 45 bảng hỏi cho doanh nghiệp hoạt động về du lịch, nhà quản lý du lịch), kết quả được hiển thị ở hình 3.9 tác giả nhận thấy rằng hầu hết các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chiếm đa số với 80% (40 lựa chọn) về tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái điều đó rất rõ ràng bởi vì Võ Nhai đa số tài nguyên du lịch là từ tự nhiên với rất nhiều hang động, thác nước, với cảnh quan đặc sắc.

Bên cạnh đó số lượng lựa chọn tài nguyên văn hóa chiếm tới 20% tương ứng với 10 lựa chọn thể hiện rằng tài nguyên du lịch văn hóa của huyện vẫn còn rất ít chưa phong phú và đa dạng.

Đánh giá về giá trị tài nguyên tác giả thấy rằng cũng hầu hết các ý kiến cho rằng TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa có giá trị gần tương đương nhau trong phát triển du lịch sinh thái hơn chiếm tới 80% lựa chọn (40 người lựa chọn) và tài nguyên du lịch văn hóa chiếm tới 84% (với 42 người lựa chọn). Điều đó chỉ ra rằng giữa TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Tạo nên một sự tổng thể để phát triển du lịch sinh thái.

Về thế mạnh du lịch sinh thái của Võ Nhai tác giả thấy rằng có được 96% (tương đương 48 lựa chọn) cho sự đặc sắc, đa dạng, di tích lịch sử lâu đời độc đáo là các thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về mục đích của khách du lịch. Bởi vì mong muốn và nhu cầu của khách du lịch hầu hết là vừa thăm quan thắng cảnh và trải nghiệm các đặc sản đặc biệt ở nơi họ đến du lịch.

Với một nhận xét khá rõ ràng rằng các sản phẩm DLST tại Võ Nhai chưa có nhiều với tỷ lệ 12 lựa chọn (chỉ chiếm 24% trong tổng số phiếu đưa ra). Số còn lại chiếm tới 98% (tương đương 49 lựa chọn) là chưa có sản phẩm du lịch sinh thái nào. Theo tác giả khảo sát thì hiện tại chỉ có địa chỉ Hang Phượng Hoàng là có thể giống như một hình thức du lịch sinh thái được. Bởi lẽ ở đây mới được xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách. Do đó tác giả thấy rằng các sản phẩm du lịch

Tổng quát lại, kết quả đánh giá chỉ ra rằng tiềm năng du lịch của Võ Nhai là rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chưa đáp ứng được thực tế. Do đó nó chưa xứng tầm với tiềm năng này. Điều này thực sự chính xác vì có được 94% lựa chọn là chưa xứng tầm, còn lại 30% (tương đương 15 lựa chọn) là xứng tầm.

Hình 3.4: Tiềm năng phát triển du lịch Võ Nhai

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

b. Tiềm năng khai thác du lịch

Khảo sát về tiềm năng khai thác du lịch sinh thái ở Võ Nhai, tác giải chỉ khảo sát một số chỉ tiêu như: Mức độ khai thác hiệu quả như thế nào? Thể hiện ở hình 3.10 đa phần đều lựa chọn mức độ khai thác không tốt với 30 lựa chọn chiếm 60% trong tổng số phiếu. Vậy sự khai thác du lịch ở Võ Nhai chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa mang lại nguồn thu cao và hiệu quả cho huyện. Đây cũng là một nhân tố để phát triển kinh tế đưa đời sống của người dân đi lên. Đặc biệt là các hộ dân làm du lịch và dịch vụ.

Có thể với các cá nhân làm ăn nhỏ lẻ, tự khai thác hình thức du lịch này ở một phần nào đó có được hiệu quả như: thăm quan hang động rồi thăm quan vườn cây ăn quả… từ đó bán các sản phẩm cho du khách. Nhưng với hình thức này rất nhỏ lẻ và không thấy được sức mạnh của du lịch sinh thái đóng góp kinh tế cho huyện.

Tiềm năng du lịch huyện Võ Nhai phong phú, tuy nhiên để khai thác hiệu quả từ TNDL bằng hình thức DLST thì còn rất nhiều thách thức và khó khăn như các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng chủ quan là yếu tố khó khăn nhất như hình 3.11 thể hiện rằng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng là yếu tố khó khăn nhất với 30 lựa chọn từ chuyên gia và các nhà quản lý du lịch (chiếm tới 60%) trong tổng số phiếu đưa ra. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong việc khai thác các tiềm năng du lịch này. Để phát triển, khai thác được DLST cần có sự đồng bộ từ CSVCKT tới chính sách điều hành và quản lý của địa phương, nếu chính sách tốt, tiềm năng đa dạng, năng lực cán bộ cao, mà cơ sở vật chất không đáp ứng thì cũng không thể khai thác có hiệu quả được. Ví dụ: Khi số lượng du khách gia tăng, nhu cầu dịch vụ sẽ tăng theo, các yêu cầu phục vụ du lịch ngày càng khắt khe trong khi huyện còn thiếu nhà hàng, khách sạn chất lượng cho khách lưu trú, ăn uống, chưa tạo được các sản phẩm du lịch, DLST đặc sắc thu hút khách du lịch khiến doanh thu không thể thu được lợi nhuận. Vấn đề đặt ra. Phải làm sao cho khách du lịch đến Võ Nhai thăm quan, nghỉ dưỡng, hưởng thụ và lưu trú dài ngày thì mới có thể thu được nguồn lợi nhuận cao. Nếu không có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thì không thể vận hành được hệ thống khác.

.

Hình 3.6: Một số khó khăn chủ yếu khai thác TNDL cho phát triển DLST

Hiện nay Võ Nhai cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế cùng tham gia vào lĩnh vực du lịch, biểu hiện là có tới 35 lựa chọn (chiếm 70%) các chuyên gia, doanh nghiệp, người dân đồng ý với ý kiến này. Điều đó cho thấy võ Nhai đã nhận thấy tiềm năng lớn từ du lịch và sẵn sàng đầu tư để thu hút du lịch.

Với kênh thông tin để quảng bá du lịch tại Võ Nhai các chuyên gia, doanh nghiệp, cả người dân địa phương cũng nhận định rằng rất ít kênh thông tin với 35 lựa chọn là ít kênh (chiếm tới 70%) số phiếu như bảng 3.12. Các kênh này chủ yếu là tự phát như bạn bè giới thiệu, qua face book cá nhân hoặc một mục nhỏ trong thông tin du lịch của tỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khai thác du lịch. Vì khách du lịch mới gần xa hầu như không biết tới các tiềm năng du lịch này. Họ không có kênh chính thống và tin cậy nào để tìm kiếm cũng như kiểm tra về nó. Do đó gây ra tình trạng cung không tới được cầu làm cho du lịch Võ Nhai ngày càng ít được phổ biến trên các cổng thông tin.

Hình 3.7: Lựa chọn kênh thông tin cho quảng bá du lịch ở Võ Nhai

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

Về nguồn nhân lực các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng Võ Nhai còn rất thiếu nguồn nhân lực với 30 lựa chọn tương đương 60% trong tổng số phiếu đưa ra. Có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch sinh thái. Bởi vì không có con người có trình độ, có tay nghê thì không thể có được sản phẩm độc đáo và nổi tiếng được. Do đó đây cũng là thách thức và khó khăn cho Võ Nhai để phát triển du lịch trong tương lai gần.

(30 lựa chọn) chiếm tới 60% tiếp theo là cơ chế thu hút đầu tư, song song với nó là các vấn đề về môi trường có 25 lựa chọn (chiếm 50%) trong tổng số phiếu đưa ra. Ngoài ra là các vấn đề vê an ninh và khả năng quản lý du lịch ở Võ Nhai, kết quả khảo sát thể hiện trong hình 3.13.

Hình 3.8: Đề xuất hướng khai thác hiệu quả TNDL cho DLST

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

Tổng quát lại theo các chuyên gia để khai thác hiệu quả DLST ở Võ Nhai các chính quyền địa phương cần xây dựng cơ sở vật kỹ thuật hạ tầng đáp ứng yêu cẩu của du lịch và du lịch sinh thái, tiếp đó là chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch, đầu tư theo quy hoạch và trọng điểm để có được lợi nhuận góp phần xây dựng kinh tế Võ Nhai trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)