Tổng hợp kết quả đánh giá các TNDL của Võ Nhai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 69 - 71)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.4 Tổng hợp kết quả đánh giá các TNDL của Võ Nhai

Từ hai phần đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch và tiềm năng khai thác của các TNDL trên tác giả lập ra bảng tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối quan hệ giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác như bảng 3.6 sau:

Bảng 3.8 Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên để đầu tư phát triển các TNDL này cho mục đích DLST STT TNDL Tiềm năng thu hút Tiềm năng khai thác

Mức độ ưu tiên đầu tư phát triển

1 Địa hình Khá Khá thuận lợi Ưu tiên phát triển 2 Hệ sinh thái rừng Cao Rất thuận lợi Ưu tiên phát triển nhất

3 Hệ thống sông suối, hồ tạo

5 Di chỉ khảo cổ học Cao Thuận lợi trung

bình Ưu tiên phát triển

6 Các di tích lịch sử cách

mang Cao Khá thuận lợi Ưu tiên phát triển nhất

7 Cộng đồng dân tộc và nét

văn hóa ẩm thực dân tộc Cao Khá thuận lợi Ưu tiên phát triển nhất 8 Lễ hội truyền thống Cao Khá thuận lợi Ưu tiên phát triển nhất

9 Làng nghề và sản phẩm

làng nghề Khá

Thuận lợi trung

bình Phát triển

10 Phong thục tập quán Khá Ít thuận lợi Không phát triển

Qua bảng 3.6 ta thấy rằng các tài nguyên du lịch sinh thái này rất có tiềm năng thu hút và rất thuận lợi để ưu tiên đầu tư và phát triển cho du lịch sinh thái đặc biệt là các tài nguyên có mức độ ưu tiên đầu tư phát triển ở mức ưu tiên phát triển nhất bao gồm: Khí hậu, hệ sinh thái rừng, Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan, các cảnh quan sinh thái. Các tài nguyên này đều là tự nhiên. Ngoài ra có các tài nguyên du lịch là văn hóa cũng có điều kiện và mức độ ưu tiên như vậy như: các di tích lịch sử cách mạng, cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống. Tiếp theo là các mức độ ưu tiên giảm giần cho việc đầu tư và phát triển là mức ưu tiên phát triển bao gồm: địa hình, di chỉ khảo cổ học, qua đó có thể thấy rằng việc khai tác địa hình cho du lịch sinh thái còn nhiều khó khăn bởi vì do địa chất vị trí địa lý của Võ Nhai là các dãy đá vôi cao và liên tục rất khó khăn cho việc xây dựng các cũng như đầu tư để phát triển dựa vào tài nguyên này, mặc khác di chỉ khảo cổ học cũng cùng lý do trên bởi vì tài nguyên này hầu hết chỉ phục vụ cho việc khảo cổ, còn khách du lịch rất ít biết và hầu như sự hứng thú chỉ tập trung vào các tài nguyên khác. Với mức độ ưu tiên đầu tư phát triển cho phát triển và không phát triển chỉ có làng nghề và sản phẩm làng nghề, phong tục tập quán của dân tộc nơi đây. Hiện tại các làng nghê ở Võ Nhai chưa được phát triển và ngày càng bị mai một dần với nhiều lý do như thất truyền, và lợi nhuận kinh tế không đủ đáp ứng cuộc sống nên các dân tộc ở đây hầu hết đã không mặn mà với nó. Phong tục tập quán được coi là tín ngưỡng riêng của từng đồng bào dân tộc. Chỉ có các thế hệ cao tuổi từ 50 tuổi trở lên có thể thông thạo và hiểu được các phong tục của họ. Do đó ngày càng bị xã hội hóa và du nhập các tín ngưỡng đa số bởi giới trẻ . Các phong tục này ngày càng bị mai một dần theo các thế hệ sau. Chúng không được lưu trữ đầy đủ. Các thế hệ trẻ về sau hầu như không còn hiểu và áp dụng nó thường

trên địa bàn là chủ yếu nhưng thực sự khó để phát triển nó để phục vụ cho du lịch sinh thái nơi đây.

Có thể khẳng định tiềm năng du lịch ở Võ Nhai là rất lớn, song nó lại chưa được khai thác một cách hiệu quả, khách du lịch đến với huyện thường là khách lẻ, khách đoàn chưa nhiều, khách lưu trú không lâu và hầu như rất ít. Điều này phản ánh các sản phẩm du lịch cũng như các dịch đáp ứng nhu cầu của du khách là chưa cao. Để huyện khai thác được thế mạnh phát triển du lịch của mình đòi hỏi các cấp, ngành của tỉnh cần có sự quan tâm, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông tại một số tuyến, điểm du lịch; quy hoạch, đầu tư, tôn tạo một số hạng mục và công trình phụ trợ tại các di tích, thắng cảnh; cũng như phát triển một số loại hình dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Đặc biệt cần thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch trên cả nước để tạo sự chuyên nghiệp và hấp dẫn du khách.

Với những tiềm năng phát triển du lịch nêu trên đặc biệt là DLST, huyện Võ Nhai có thể xây dựng được những tour du lịch trong ngày hay vài ngày, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Ví dụ như tour Thần Sa - Thượng Nung (hang Thắm Giáo, đình Thượng Nung, thác Dõm) - Sảng Mộc (động Thắm Luông, đình Nghinh Tác, Pò Đồn). Hoặc tour: Hang Phượng Hoàng, suối nước Mỏ Gà (Phú Thượng) rồi lên suối Mỏ Mắm, hang Hú (Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn); Phú Thượng – Tràng Xá (rừng Khuôn Mánh, hang Huyện) – Dân Tiến (hồ Quán Chẽ) - Bình Long (hang Ốc). Ngoài các tour du lịch trên Võ Nhai có thể kết hợp với hình thức du lịch trải nghiệm - khám phá tại các làng nghề truyền thống của địa phương. Điều đó sẽ gây sự thu hút cho du khách quay lại Võ Nhai nhiều lần trong thời gian tiếp theo.

Hy vọng trong một tương lai không xa, tiềm năng du lịch của Võ Nhai sẽ được khơi dậy và khai thác góp phần phong phú và đa dạng các điểm đến tại Thái Nguyên, phấn đấu để Võ Nhai trở thành một huyện trọng điểm trong phát triển du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)