Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 85 - 88)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư

- Cơ chế chính sách đầu tư: Huyện Võ Nhai cần tạo ra các cơ chế để huy động tối đa các nguồn lực vốn, kinh nghiệm cho phát triển du lịch với phương châm Nhà nước đầu tư CSHT, các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh. Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, các dịch vụ du lịch tại các vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng DLST như tiểu vùng III, các khu bản làng dân tộc.

- Cơ chế chính sách thuế: Ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển DLST, tạo ra nhiều khu du lịch tương tự hoặc ưu đãi hơn nữa như khu du lịch Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà.

- Hoàn thiện văn bản pháp lý của các địa phương về quản lý du lịch đặc biệt các văn bản có liên quan đến Luật du lịch, các Nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý và phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.

- Chủ động phối hợp hành động liên ngành và liên vùng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất, an ninh quốc phòng,.

Đối với các di tích lịch sử văn hóa nói chung và tài nguyên nhân văn nói riêng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy vậy đặc trưng cơ bản của tài nguyên văn hóa của Võ Nhai là đối tượng dễ bị tổn hại trước các tác động của con người và thiên nhiên, khó khôi phục lại được các giá trị ban đầu.Vì vậy cần có chính sách để kết hợp hài hòa giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn được những bản sắc văn hóa dân tộc qua những sản phẩm DLST. Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể chính là nền tảng, là cơ sở để thực hiện hoạt động du lịch. Vì vậy trước hết phải có chính sách bảo vệ, tuyên truyền giáo dục trong nhân dân có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương mình.

b. Quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch du lịch tổng thể cần nhanh chóng triển khai xây dựng quy hoạch riêng cho các điểm DLST cụ thể trên địa bàn toàn huyện. Đối với những điểm DLST đã xây dựng được quy hoạch chi tiết cần nhanh chóng có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư các dự án có tầm cỡ tại các khu DLST đã có quy hoạch chi tiết Hang Huyện, hay thác Nậm Rứt…

- Tăng cường giám sát các dự án đầu tư trong khu vực đã được quy hoạch về tiến độ, thiết kế, vấn đề môi trường,... Cần có chế độ xử lý cưỡng chế đối với các công

- Sau mỗi giai đoạn cần tiến hành khảo sát và đánh giá những điểm DLST đã được đưa vào khai thác nhằm có những điều chỉnh hợp lý trong quy hoạch để phù hợp với tình hình hiện tại và bổ sung những CSVC phục vụ du lịch còn thiếu tại các điểm, tuyến du lịch như các bảng chỉ dẫn, trung tâm giáo dục môi trường, bảng cảnh báo, thùng rác, khu vệ sinh,….

- Tăng cường công tác khảo sát, đánh giá và xây dựng các điểm, tuyến DLST mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách khi đến với huyện.

- Huyện cần nghiên cứu xây dựng các mô hình về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch và góp phần xoá đói giảm nghèo tại các điểm tài nguyên du lịch này.

- Cần tăng cường mọi khả năng, kêu gọi nguồn lực vốn từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan hữu quan đến các tầng lớp nhân dân, từ các tổ chức trong nước đến các tổ chức ngoài nước để thực hiện việc quy hoạch các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa này sao cho việc xây dựng, trùng tu phải hợp lý nhằm giữ được nét kiến trúc ban đầu, việc quy hoạch mới một số công trình phải có hòa hợp giữa kiến trúc mới và kiến trúc cũ. Đồng thời cũng không tách rời cảnh quan môi trường vì chính môi trường này lại.

- Đối với các loại hình nghệ thuật dân gian cần phục hồi phát huy những điệu hát dân gian đặc biệt là nghệ thuật hát then, hát lượn…..của các dân tộc Tày, Nùng. Cần quan tâm gìn giữ, khôi phục các món ăn dân dã, vừa độc đáo, hợp khẩu vị từng loại du khách. Sản phẩm thủ công cần được bày bán tại các cửa hàng lưu niệm mang đặc trưng của huyện và cần được sản xuất nhiều hơn, đa dạng hơn. Khôi phục xây dựng lại các dãy phố cổ, phường thủ công để bán các loại hoa quả, các đồ sơn mài, các loại nón cho du khách.

Xây dựng một kết cấu làng xóm truyền thống, có thể có làng ven sông, hoặc làng sông nước hoàn toàn Công việc trùng tu tôn tạo phải giữa được vệ sinh môi trường, không bị ô nhiễm, phá hủy cảnh quan xung quanh.

c. Tổ chức quản lý hoạt động tại các điểm DLST

- Để phát triển DLST, việc tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại Võ Nhai cần luu ý:

- Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các điểm cung cấp dịch vụ cho khách đảm bảo tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn về vệ

sinh môi trường dần dần tiến tới xoá bỏ các tệ nạn ăn cắp, ăn xin, bán hàng rong và chèo kéo đeo bám khách làm ảnh hưởng đến môi trường và hình ảnh du lịch Võ Nhai.

- Huyện cần yêu cầu UBND các xã, thị trấn có điểm DLST kiểm điểm, đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương để khắc phục, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt đối với các xã là những địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước là vấn đề cần thiết .

- Phối hợp với các sở chuyên ngành thành lập các Ban quản lý tại một số điểm DLST tiêu biểu Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà,… để thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể ở từng điểm du lịch.

- Ngoài ra cũng cần quan tâm tới việc hoàn thiện chính sách về việc khai thác và sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh phát triển DLST trong các khu bảo tồn. Cụ thể, có thể phân phối như sau: 25% lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư phát triển rừng đặc dụng, 75% còn lại hỗ trợ tăng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ hoạt động phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm, chi cho hoạt động tái đầu tư kinh doanh dịch vụ DLST.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)