Nhóm giải pháp về đầu tư, tăng cường sơ sở vật chất du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 83 - 85)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4.2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tăng cường sơ sở vật chất du lịch

a. Huy động vốn đầu tư

- Từng bước thực hiện chính sách xã hội hoá đầu tư hệ thống CSVCKT tại các khu du lịch, các di tích lịch sử, làng nghề mà các doanh nghiệp và Nhà nước không thể đầu tư quản lý để nâng cao trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư đối với phát triển du lịch.

- Võ Nhai là một huyện còn nghèo nên việc huy động vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và từ tích lũy của các doanh nghiệp du lịch là khá hạn chế, vì vậy cần có những giải pháp linh động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Các nguồn vốn có thể huy động thêm là vốn hỗ trợ của Trung Ương và các bộ, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh kết, vốn vay ngân hàng và các nguồn khác.

Vấn đề quan trọng là phải tạo được cơ chế chính sách phù hợp khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công trình du lịch theo quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, đồng thời có chính sách rõ ràng về quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh và phân chia lợi nhuận.

* Một số hướng đi huyện Võ Nhai cần nghiên cứu áp dụng như:

- Nhanh chóng xây dựng các dự ạn kêu gọi vốn đầu tư cho du lịch Võ Nhai, ban hành các quy định ưu đãi về đầu tư như: ưu tiên giải phóng mặt bằng, giảm giá cho thuê đất, miễn giảm các loại thuế trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nhanh chóng các quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, sử dụng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch của Trung Ương đầu tư hạ tầng cho các khu, điểm du lịch làm đòn bẩy thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản phẩm du lịch.

- Nghiên cứu áp dụng giải pháp “ đổi đất lấy hạ tầng”, đấu thầu sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển du lịch. Giải pháp này đã được thực hiện có hiệu quả ở một số địa phương trong nước.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, tăng cường liên doanh với các địa phương khác để phát triển du lịch.

tiến đầu tư, khuyến kích phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái tạo ra một du lịch sinh thái đa dạng và phong phú.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức chính phủ, phi chính phủ của các Bộ, Ngành và khuyến kích huy động vốn nhàn rỗi trong dân.

b. Đầu tư về CSHT phục vụ phát triển DLST

- Hệ thống giao thông.

+ Ngoài 28km thuộc tuyến Quốc lộ 1B đi qua, huyện Võ Nhai hiện có 3 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài gần 70km, trên 80 tuyến đường huyện, xã với tổng chiều dài gần 450km. Do một số tuyến đường được xây dựng đã lâu nên trải qua quá trình sử dụng, mặt đường bị biến dạng, xuất hiện nhiều vết sụt lún, ổ gà gây khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Do đó huyện cần nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông này. Nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn (kể cả các tuyến đường phục vụ khai thác tiềm năng TNDL) để khai thác TNDL.

- Hệ thống điện.

+ Mở rộng mạng lưới điện đến tất cả các xã trong huyện, nhất là tới các bản làng vùng sâu vùng xa. Trong đó có thể ưu tiên một số địa điểm như: tiểu vùng III, nơi có nhiều các điểm DLST cần được đầu tư phát triển và khai thác.

- Thông tin liên lạc: Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động DLST. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các điểm du lịch nói chung và DLST nói riêng trên địa bàn huyện; quảng bá hình ảnh và tiềm năng DLST của Võ Nhai đến với du khách trong nước và quốc tế thông qua phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số; thăm dò ý kiến du khách thông qua các diễn đàn và trang mạng xã hội,…Đặc biệt, có thể sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ số về các điểm DLST.

c. Đầu tư về CSVCKT phục vụ du lịch

Đối với cơ sở lưu trú và nhà hàng : Hiện nay tại các điểm DLST Võ Nhai hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng còn rất hạn chế. Hầu hết các điểm DLST không có cơ sở lưu trú (trừ khu du lịch Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà 32 phòng nghỉ trong khuôn viên của khu quản lý) mà các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã trung tâm của huyện.

Hơn nữa chất lượng của các cơ sở lưu trú và nhà hàng cũng chưa cao, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ăn ở của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Vì vậy, trước mắt cần đầu tư nâng cấp có trọng điểm một số cơ sở lưu trú và nhà hàng tại các điểm lưu trú chính như thị trấn Đình Cả, vv để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách trong nước và quốc tế đến với các điểm DLST trên địa bàn.

- Đối với vận chuyển khách du lịch: Hiện nay số lượng đầu xe phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp chưa có, mới chỉ có dạng taxi tư nhân, chất lượng xe chưa cao, nhất là xe đi giữa các điểm DLST. Vì vậy, cần phải huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đội xe du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu số lượng khách đến tham quan trên địa bàn.

- Đối với dịch vụ vui chơi giải trí: Trước mắt cần đầu tư xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch của thị trấn nơi tập trung dân cư đông đúc và gắn liền với loại hình du lịch cuối tuần nhằm góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống chưa phong phú, món ăn còn đơn điệu. Các nhà hàng, quán ăn phải đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm. Võ Nhai nên khai thác các món ăn riêng biệt của huyện

- Dịch vụ hướng dẫn: Đội ngũ hướng dẫn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp chưa được đào tạo có trình độ ngoại ngữ nên không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin về di tích của du khách. Cần phải cấp tốc học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ.

+ Dịch vụ bán đồ lưu niệm cần khai thác sản phẩm cổ truyền mang dấu ấn quê hương mà Võ Nhai có như: hàng thổ cẩm, các mặt hàng độc và lạ ở Võ Nhai… cho du khách nói chung và du khách thực hiện nghi lễ về tâm linh nói riêng. Phải tiến hành xây dựng những quầy hàng có kiểu dáng kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan. Giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, những người tham gia vào hoạt động này phải trung thực, niềm nở, hiếu khách, văn minh lịch sự, hàng hóa phải có niêm yết giá để tránh tình trạng ép giá, chèo kéo du khách.

+ Dịch vụ y tế: Tại các điểm du lịch thì sự an toàn của du khách được đặt lên hàng đầu. Nhưng hiện nay y tế chưa được quan tâm. Vấn đề đặt ra là các nhà nghỉ, khách sạn, ban quản lý di tích phải quan tâm hơn nữa, bởi nó không chỉ liên quan đến doanh thu mà còn liên quan đến uy tín của khu du lịch để tiến hành sơ cấp cứu kịp thời cho những du khách có sức khỏe yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)