Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3.7. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch

a. Cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch:

Võ Nhai là một huyện miền núi, kinh tế còn chậm phát triển còn rất nhiều khó khăn: hệ thống hạ tầng yếu kém nhất là giao thông, điện, nước, các dịch vụ thương mại… còn rất hạn chế.

Tuy nhiên trong thời gian qua du lịch đã được sự quan tâm chú trọng của huyện và chính quyền địa phương các cấp, cơ sở hạ tầng cũng dần được cải thiện, đầu tư, tôn tạo như một số con đường chính và những con đường dẫn tới các điểm lễ hội thăm quan. Các kế hoạch đầu tư xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ, … Cũng dần đi vào thực hiện. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn chưa được phát triển để đáp ứng được nhu cầu

nghỉ ngơi của du khách khi đến võ nhai. Số lượng nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn chưa có, mới chỉ có nhà nghỉ theo dạng tự phát của dân cư nơi đây.

Với mục tiêu nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng; giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc Tày gắn với xây dựng gia đình văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Do đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên vừa tổ chức khởi công xây dựng công trình bảo tồn bản truyền thống dân tộc Tày xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Công trình này nhằm giữ gìn và phát huy giá trị không gian văn hóa truyền thống của dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng để cải thiện đời sống nhân dân. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8,6 tỷ đồng dành cho việc bảo tồn không gian văn hóa và xây dựng nhà văn hóa hai tầng, mỗi tầng rộng khoảng 185 m2 theo kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày; tôn tạo, tu bổ đình Mỏ Gà và nhà ở truyền thống dân tộc Tày của bốn gia đình ở xóm Mỏ Gà; phục dựng ba cọn nước và một số công trình phụ trợ khác. Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2021 chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Năm 2019 – 2020 gồm tu bổ, tôn tạo kiến trúc truyền thống 04 nhà ở truyền thống dân tộc Tày kết hợp phát triển du lịch; phục dựng 03 cọn nước; xây dựng nhà văn hóa; tu bổ, tôn tạo Đình Mỏ Gà; xây dựng nhà vệ sinh; hạ tầng kỹ thuật: San nền, hệ thống thoát nước mặt, sân, đường, kè đá, cổng hàng rào.

Giai đoạn 2, từ năm 2020 đến năm 2021 gồm Bảo tồn văn hóa phi vật thểnhư các lễ hội, trang phục, ẩm thực, trò chơi dân gian truyền thống; đào tạo du lịch cộng đồng; thực hành homestay và thông tin xúc tiến quảng bá du lịch gắn với du lịch di tích lịch sử và danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà.và hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút được đông đảo khách du lịch.

Ngoài ra các điểm du lịch khác cũng đang được thực hiện đầu tư và có thể đi vào hoạt động trong tương lai. Qua đó ta thấy có sự đồng bộ giữa TNDL và CSHT, CSVCKT để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Võ Nhai.

b. Giao thông đường bộ

Trong những năm gần đây, Võ Nhai đã và đang được đầu tư rất lớn cho việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Hệ thống giao thông liên thôn, liên bản đã phát triển khá tốt. Vì thế, giao thông đi lại các điểm, cụm du lịch khá thuận lợi. Đơn cử như các tuyến đường: Cúc Đường - Thượng Nung - Sảng Mộc. Nhiều gói thầu thuộc các

Chấn) đi xóm Cao Biền (xã Phú Thượng)... cũng đã được hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Từ năm 2018 trở lại đây, Dự án mở rộng, đổ bê tông tuyến đường đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Nhờ đó, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con được thuận lợi hơn rất nhiều.

c. Hệ thống cung cấp điện và bưu chính viễn thông

Hệ thống điện chưa đáp ứng đủ và ổn định cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong huyện. Một số địa danh hệ thống điện chưa được duy trì ổn định. Các trạm biến áp chưa được lắp đặt để phục vụ nhu cầu thăm quan du lịch.

Với mạng lưới bưu chính viễn thông, thời gian gần đây mạng lưới bưu chính viễn thông của Võ Nhai đã được quan tâm phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Với số lượng máy điện thoại trên 100% số xã có điện thoại. Hiện nay hệ thống bưu chính viễn thông đã được đâu tư nhiều như nâng cấp thông tin liên lạc đến các huyện, phát triển dịch vụ internet, lắp đặt thêm BTS, mở rộng vừng phủ sóng cho điện thoại, xây dựng đường cáp quang…Đây là những điều kiện tốt để đáp ứng và thúc đẩy du lịch Võ Nhai phát triển.

3.3.8. Nguồn nhân lực

Theo kết quả điều tra hiện nay nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong nghành du lịch có khoảng 200 người. Trình độ được đào tạo ở đây còn thấp, số người học đại học và trên đại học còn thấp 4,5% số người học cao đẳng và trung cấp chiếm 8,5%. Ngoài ra còn một số lao động chuyển từ nghành khác sang làm du lịch. Các nhà kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng tư nhân với đội ngũ nhân viên chủ yếu là các thành viên trong gia đình hầu hết chưa đào tạo về du lịch một số nữa học sinh mới học qua phổ thông cũng phục vụ trong các nhà nghỉ tư nhân, mới chỉ qua lớp sơ cấp về du lịch. Chính những hạn chế về quản lý, nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch ở Võ Nhai đã hạn chế hiệu quả kinh tế. Thời gian gần đây, một số công nhân viên của Công Ty TNHH một thành viên Hanh Hạnh đã đầu tư vào Hang Phượng Hoàng cùng với đó có một lượng lớn công nhân viên ở đây được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Hướng dẫn viên của huyện chưa qua đào tạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ. Chỉ có một số biết tiếng Anh, riêng tiếng Trung rất ít. Về trình độ ngoại ngữ có cả A, B, C chủ yếu là trình đồ A, B

Nhìn chung nguồn nhân lực cho du lịch của Võ Nhai trong thời gian qua chưa đáp ứng được cho yêu cầu hiện tại. Vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Võ Nhai đang là một trong những vấn đề cấp bách.

Bảng 3.14. Lao động trong ngành du lịch

Năm Đại học và trên ĐH Cao đẳng và trung

học Lao động khác 2015 3 7 50 2016 7 10 70 2017 10 15 90 2018 20 30 195 2019 25 50 200

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)