Đặc điểm văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27 - 28)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội

Võ Nhai in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Nơi đây cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các thể loại phong phú như ca dao, vè đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát then, múa kèn vv.... Các tác phẩm dân gian này được lưu truyền qua bao thế hệ và tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Võ Nhai.

Ngoài ra, những nét đặc sắc, độc đáo của văn hóa các dân tộc miền núi gắn liền với các hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở quan trọng để hình thành các điểm, tuyến DLST kết hợp du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn cho các điểm, tuyến du lịch.

Nhờ tăng trưởng kinh tế nên đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể, đặc biệt các miền núi cao, đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm đi rõ rệt, hiện nay chỉ còn dưới 13.88% hộ nghèo và phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo sẽ tiếp tục giảm.

Bảng 1.4. Bảng phân bố dân số trung bình ở nông thôn và thành thị

(Đơn vị: người)

Phân bố 2015 2016 2017 2018 2019 Nông thôn 62.944 63.365 63.371 63.580 63.980 Thành thị 3.730 3.750 3.766 3.780 3.891

Nguồn: Cục thống kê qua các năm

Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (tỷ lệ dân nông thôn chiếm 86,9% tổng số dân của huyện) và các vùng đồng xâu, vùng đồi núi, trung du. Trong khi đó, vùng núi phía Tây chiếm hơn 2/3 diện tích nhưng dân cư thưa thớt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động DLST ở các tỉnh miền núi.

Về giáo dục cho đến nay, tất cả các xã, phường đã được phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Số học sinh các cấp học ngày càng tăng. Chất lượng dạy và học từng bức được nâng cao. Tuy công tác giáo dục thời gian qua cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng huyện cũng đang đứng trước nhiều thách thức về cơ sở vật chất kĩ thuật, về chất lượng đào tạo, nhất là ở khu vực miền núi. Vì thế, trong định hướng phát triển của mình, Võ Nhai đã chú trọng mục tiêu phát triển giáo dục chất lượng toàn diện

nhằm phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của địa phương nhìn chung, Võ Nhai có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp phát triển đồng bộ, đây là những thuận lợi để thúc đẩy Võ Nhai phát triển kinh tế toàn diện, trong đó có ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27 - 28)