Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 31)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.4. Quan điểm nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như:

(1) Phương pháp tiếp cận phát triển bảo vệ

Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Vì vậy khi nghiên cứu, tìm hiểu về du lịch cần phải đứng trên phương diện tiếp cận phát triển và bảo vệ.

(2) Cơ chế phân tích nguvên nhân và hậu quả của một vấn đề, phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót.

Để có thể đánh giá tài nguyên du lịch Võ Nhai có thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, luận văn cần đưa ra các vấn đề, mâu thuẫn, thiếu sót đã và đang ảnh hưởng dến phát triển du lịch tại đây từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch.

(3) Cơ chế tiếp cận thực tiễn, có sự tham gia của các bên liên quan.

Với vấn đề hiện tại tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn, có sự tham gia của cộng đồng trong đó tác giả chọn cách tiếp cận là “Phát triển du lịch có sự tham gia của các bên có liên quan”. Đó được hiểu là cách tiếp cận có sự tham gia của các bên như: khách du lịch, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý tài nguyên cùng tham gia để thử nghiệm những cái mới. Trong đó vai trò chính thuộc về UBND huyện những người đang bảo tồn các tài nguyên du lịch vật thể, phi vật thể, sở hữu và quản lý các tài nguyên du lịch tự nhiên. Nhà nghiên cứu sẽ trợ giúp về mặt khoa học cho cán bộ quản lý là người thúc đẩy tiến trình thử nghiệm. Trong cả 3 đối tượng trên cùng thử đi tìm “những cái mới” phù hợp với điều kiện. Những cái mới đó là ý tưởng về công nghệ, hoặc mới về các tổ chức quản lý, mới về điều kiện áp dụng và được lựa chọn để thử nghiệm. Do đó việc phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia thúc đẩy, sự kết hợp có tính sáng tạo này để phát huy nội lực nhằm cải thiện sản xuất và quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở Võ Nhai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 31)