Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện luôn được quan tâm củng cố.

- Về giao thông: Võ nhai có Quốc lộ 1B đi qua, nối liền Thái Nguyên với Lạng Sơn. Từ Võ Nhai có thể dễ dàng qua thành phố Thái Nguyên về thủ đô Hà Nội hoặc ngược lên phía Bắc, qua Lạng Sơn để sang Trung Quốc. Quốc lộ 1 B chạy dọc theo địa bàn huyện là tuyến đường huyết mạch thể thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của huyện Võ Nhai. Ngoài 28 km thuộc tuyến quốc lộ 1 B, Võ Nhai hiện có 23,5 km tỉnh lộ, 8 tuyến đường huyện lộ với tổng chiều dài 98,9 km, và hơn 80 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 486 km, đáp ứng nhu cầu giao thông phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa và thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các vùng lân cận.

- Mạng lưới điện, nước

+ Về mạng lưới điện: 173/173 xã đã có lưới điện quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế

- Về cấp nước: Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi nên việc cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại các xã của huyện Võ Nhai còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều xã ở vùng xâu vùng xa vẫn sử dụng nước từ các khe suối, nước mưa...làm nước sinh hoạt.

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Mạng lưới thông tin liên lạc của Vùng tương đối đa dạng, phát triên nhanh, nhất là trong những năm gần đây và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống, trong đó có du lịch. Đáng chú ý hơn cả là mạng lưới bưu chính, viễn thông (điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn).

- Cơ sở lưu trú , dịch vụ ăn uống:

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư của địa phương quan tâm nên số lượng cơ sở lưu trú trong huyện đã tăng lên. Tính đến năm 2019, toàn huyện có 8 cơ sở lưu trú và khoảng 20 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các cơ sở này chủ yếu tập trung ở khu vực hang phượng hoàng. Tuy nhiên, các cơ sở tại đây chủ yếu là các nhà khách, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ và chịu tác động

của thời tiết khá lớn. Các công ty lữ hành thiếu và yếu...; hoạt động quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư.

Bảng 1.5. Danh sách các cơ sở lưu trú đang hoạt động tại Võ Nhai

STT Tên cơ sở

lưu trú Địa chỉ

Quyết định công nhận của Sở VHTT&DL

1 Nhà nghỉ Gia Bảo II TT Đình Cả Có QĐ 2 Nhà nghỉ Thúy Lâm Nà Khao

3 Nhà nghỉ Hương Trà Phượng Hoàng 4 Nhà nghỉ Huyền Linh Phượng Hoàng

5 Nhà nghỉ Gia Bảo I Mỏ Gà Có QĐ 6 Nhà nghỉ Long Đại Đồng Chăn Có QĐ 7 Nhà nghỉ Hùng Hưng Làng Kèn

8 Nhà nghỉ Phượng Phượng Hoàng Đang thẩm định

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái và giải pháp khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Võ Nhai.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch của huyện trong phạm vi không gian giới hạn địa giới hành chính là huyện Võ Nhai. Đề tài cũng chú trọng tính liên kết không gian du lịch của Huyện với các khu vực lân cận có tiềm năng du lịch như huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) và huyện Bắc Sơn ( Lạng Sơn).

- Phạm vi thời gian: Số liệu của luận văn được lấy từ năm 2015 đến năm 2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Luận văn tiến hành nghiên cứu về các nội dung sau:

- Xác định các tiềm năng các tài nguyên và đánh giá tiềm này cho phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

- Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

- Các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phục vụ cho định hướng phát triển du lịch sinh thái.

2.4. Quan điểm nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như:

(1) Phương pháp tiếp cận phát triển bảo vệ

Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Vì vậy khi nghiên cứu, tìm hiểu về du lịch cần phải đứng trên phương diện tiếp cận phát triển và bảo vệ.

(2) Cơ chế phân tích nguvên nhân và hậu quả của một vấn đề, phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót.

Để có thể đánh giá tài nguyên du lịch Võ Nhai có thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, luận văn cần đưa ra các vấn đề, mâu thuẫn, thiếu sót đã và đang ảnh hưởng dến phát triển du lịch tại đây từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch.

(3) Cơ chế tiếp cận thực tiễn, có sự tham gia của các bên liên quan.

Với vấn đề hiện tại tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn, có sự tham gia của cộng đồng trong đó tác giả chọn cách tiếp cận là “Phát triển du lịch có sự tham gia của các bên có liên quan”. Đó được hiểu là cách tiếp cận có sự tham gia của các bên như: khách du lịch, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý tài nguyên cùng tham gia để thử nghiệm những cái mới. Trong đó vai trò chính thuộc về UBND huyện những người đang bảo tồn các tài nguyên du lịch vật thể, phi vật thể, sở hữu và quản lý các tài nguyên du lịch tự nhiên. Nhà nghiên cứu sẽ trợ giúp về mặt khoa học cho cán bộ quản lý là người thúc đẩy tiến trình thử nghiệm. Trong cả 3 đối tượng trên cùng thử đi tìm “những cái mới” phù hợp với điều kiện. Những cái mới đó là ý tưởng về công nghệ, hoặc mới về các tổ chức quản lý, mới về điều kiện áp dụng và được lựa chọn để thử nghiệm. Do đó việc phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia thúc đẩy, sự kết hợp có tính sáng tạo này để phát huy nội lực nhằm cải thiện sản xuất và quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở Võ Nhai.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng để quan sát và thu thập các thông tin du lịch như: (Cơ sở lưu trú, điểm du lịch, giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, vv), và tìm hiểu về văn hóa bản địa.

Các địa điểm tiến hành thực địa gồm: Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, Di tích Thần Sa, Rừng Khuôn Mánh, Hang Huyện.

+ Quan sát tham dự: thông qua thực hiện đề tài tác giả được trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa ở Võ Nhai, từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối tượng nghiên cứu. Trong các chuyến điền dã, tác giả đã tham dự chương trình du lịch sinh thái tại địa phương.

+ Quan sát không tham dự: tác giả đã thực hiện quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra nhận xét định tính. Tác giả thực hiện hành tại

các điểm du lịch, cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa phương và các công ty có chương trình du lịch liên quan đến du lịch Võ Nhai.

2.5.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Công cụ điều tra sử dung trong phương pháp này là bảng hỏi:

a. Bảng hỏi

- Với khách du lịch: Bảng hỏi được dùng để thu thập số liệu về các tiêu chí để đánh giá như Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình hay kém thuận lợi. Ngoài ra còn để đánh giá tính hấp dẫn, an toàn, liên kết giữa các điểm du lịch này. Bảng hỏi gồm co 100 bản trong đó có 90 bản là dành cho du khách nội địa, 10 bản dành cho du khách quốc tế).

Tất cả các bảng hỏi này được tiến hành điều tra vào khoảng thời gian 11/2019.

(Chi tiết bảng hỏi được đính kèm ở phần phụ lục của luận văn).

- Với các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý: Tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu 50 người trong đó với 2 chuyên gia, còn lại bảng hỏi cho nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch để đưa ra các nhận định và cách đánh giá cùng với các tiêu chí đánh giá của đề tài. (chi tiết phiếu hỏi được thể hiện ở phục lục 2).

b. Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập thông tin liên quan đến các điểm Du lịch ở Võ Nhai như: tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết, sức chứa của các địa chủ lưu trú của huyện. Phương pháp này được tác giả luận văn áp dụng với cộng đồng địa phương, quản lý về du lịch, các chuyên gia trong lĩnh vực, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch. Mỗi đối tượng được phỏng vấn đều được xác định tiêu chí đầy đủ và phù hợp để phục vụ yêu cầu điều tra. Tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn sâu, trực diện, cá nhân trực tiếp phỏng vấn các đối tượng:

+ Chính quyền địa phương huyện Võ Nhai, các xã trong huyện, phòng văn hóa thông tin huyện Võ Nhai.

+ Các hộ gia đình xung quanh các địa danh du lịch trên.

+ Một số công ty lữ hành có chương trình du lịch văn hóa đến Võ Nhai. + Một số chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch.

2.5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: hoạt động du lịch, điều tra giá trị địa chất địa hình, quy hoạch kinh tế xã hội huyện, báo cáo kinh tế xã hội huyện Võ Nhai từ năm 2015 đến nay, báo cáo môi trường, bản đồ địa hình huyện Võ Nhai.

Thu thập số liệu về tình hình dân số từ các xã: tỷ lệ dân số phục vụ trong ngành du lịch, trình độ văn hoá về du lịch, ngoại ngữ, đặc biệt tại tại các di tích và địa điểm du lịch trên.

Thu thập số liệu về: lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, số người tham gia phục vụ du lịch và các báo cáo du lịch tại khu vực nghiên cứu.

Tiến hành xử lý số liệu được thu thập ở trên cùng với số liệu từ bảng hỏi và bảng phỏng vấn để tổng hợp được các bảng 1,2,3 trong phụ lục 2.

2.5.4. Phương pháp chuyên gia

Đó là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ những người có trình độ cao, am hiểu sâu về lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm, xin ý kiến đánh giá, nhận xét của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng cho người nghiên cứu. Đây là PP đỡ tốn thời gian và sức lực nhất, tuy nhiên kết.quả nghiên cứu chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia.

Trong luận văn tác giả sử dụng bảng hỏi để xin ý kiến đánh giá, nhận xét của 02 chuyên gia trong lĩnh vự du lịch về các vấn đề như: tiềm năng du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, sản phẩm du lịch sinh thái Võ Nhai, khó khăn, thuận lợi khi khai thác tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

2.5.5. Phương pháp đánh giá

2.5.5.1. Cơ sở lựa chọn đánh giá

Trên thế giới nhiều năm qua, phương pháp đánh giá tổng hợp được sử dụng khá phổ biến không chỉ đối với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà còn cả đánh giá tài nguyên nhân văn. Riêng ở Việt Nam, trong thời gian gần đây do nhu cầu du lịch bắt đầu phát triển những công trình về đánh giá tổng hợp lãnh thổ cho mục đích du lịch. Trong đó các tác giả như Phạm Trung Lương, Hồ Công Dũng, Đặng Duy Lợi,… đã đề cập đến các tiêu chí như: vị trí của điểm du lịch, độ hấp dẫn, CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của điểm du lịch và hiệu quả kinh tế để đánh giá các điểm DLST, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp bằng cách lựa chọn các chỉ tiêu và cho điểm để

xác định tiềm năng. Cụ thể đó là việc xem xét theo hai tiêu thức: Tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của từng tài nguyên. Mỗi chỉ tiêu được phân cấp theo 4 bậc: Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi với điểm tương ứng là 4,3,2,1.

2.5.5.2. Đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của các tài nguyên du lịch

Xác định chỉ tiêu

Tiềm năng thu hút khách của điểm DLST được đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu: độ hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết

* Độ hấp dẫn:

Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá tiềm năng thu hút khách của điểm DLST. Độ hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp, xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng. Độ hấp dẫn của điểm DLST được phân chia thành 4 cấp:

+ Cao: Có trên 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, điển hình, được bảo tồn tốt và hình thành được trên 5 sản phẩm du lịch

+ Khá: Có 3-5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh thái tương đối đa dạng, được bảo tồn khá tốt và hình thành được 3-5 sản phẩm du lịch

+ Trung bình: Có 1-2 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có tính đa dạng sinh học vừa phải và hình thành được không quá 2 sản phẩm du lịch

+ Kém: Không có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, địa hình và cảnh quan đơn điệu không ấn tượng gì cho du khách, chỉ hình thành được 1 sản phẩm du lịch.

* Tính an toàn: Tính an toàn của điểm DLST được đánh giá theo hai khía cạnh là sinh thái và xã hội. Tính an toàn của điểm DLST được chia thành 4 cấp :

+ Cao: Không xảy ra trường hợp mất ổn định nào về an ninh, sinh thái và thiên tai. Không có hiện tượng khủng bố, quấy nhiễu, trộm cắp, bắt cóc, trấn lột, bán hàng rong, ăn xin và không có dịch bệnh

+ Khá: Không có các đặc trưng riêng như trên. Tuy nhiên chỉ có các họat động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong nhưng không thường xuyên

+ Trung bình: Không có các đặc trưng như trên. Các hoạt động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong hoạt động mạnh.

+ Kém: xảy ra các hoạt động cướp giật, bắt cóc, dịch bệnh, đe dọa đến tính mạng và xâm phạm tài sản của khách du lịch

* Tính liên kết: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Tính liên kết điểm DLST ở đây được đánh giá bằng sự có mặt của các điểm tài nguyên du lịch nằm lân cận điểm du lịch được xem xét trong phạm vi bán kính không quá 25km.

+ Tốt : Có thêm ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch + Khá: Có thêm 2-3 điểm tài nguyên du lịch + Trung bình: Có thêm 1 điểm tài nguyên du lịch

+ Kém : Không có điểm tài nguyên du lịch nào khác có thể liên kết được

Xác định hệ số các chỉ tiêu

Mỗi chỉ tiêu đều có tác động đến tiềm năng thu hút khách du lịch theo các mức độ khác nhau. Chỉ tiêu có mức độ tác động lớn thì hệ số càng lớn. Trong 3 chỉ tiêu trên, "độ hấp dẫn" là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của điểm DLST nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28)