Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 25)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 104O 23’ 30” đến 105O 09’ 30” Kinh độ Đông và từ 22O 29’ 30” đến 23O 02’ 30” Vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện là Thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thị xã Hà Giang khoảng 20 km về phía Nam. Huyện có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp biên giới với Trung Quốc; Thị xã Hà Giang và huyện Quản Bạ;

- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang;

- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang; - Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện trên 500 m so với mực nước biển, độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng mang đặc điểm riêng biệt:

- Tiểu vùng núi cao: Bao gồm các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức,

Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, vùng này có độ cao trung bình trên 1.000 m, thuận lợi cho phát triển các cây đặc sản như chè Shan, quế, thảo mộc, chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề rừng.

- Tiểu vùng núi trung bình: Bao gồm các xã Trung Thành, Bạch Ngọc,

có độ cao trung bình từ 500 - 800 m, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

- Tiểu vùng thung lũng và núi thấp: Bao gồm các xã Tùng Bá, Phong

Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Thị trấn Vị Xuyên, Thị trấn Việt Lâm, vùng này có độ cao trung bình dưới 500 m, thuận lợi cho phát triển lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển chăn nuôi.

3.1.1.3. Thời tiết khí hậu

Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do huyện nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa đông bắc trong mùa đông hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chế độ gió có sự tương phản rõ: Mùa hè có gió mùa Đông Nam và Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa đông bắc kéo dài từ thàng Mười Một đến tháng Ba năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa. Một số đặc điểm chính về khí hậu, thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm: 22,6 OC. - Nhiệt độ cao trung bình năm 27,5 OC. - Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,6 OC. - Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,5 OC.

- Độ ẩm không khí bình quân năm 80 %. - Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ.

- Số ngày có sương mù trong năm từ 33 - 34 ngày.

Nhìn chung, huyện Vị Xuyên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại rau màu ngắn ngày cho giá trị cao. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn

tập trung theo mùa thường gây xói mòn, thoái hóa và sạt lở ở những nơi có địa hình dốc, hiểm trở.

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn:

Huyện Vị Xuyên có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng phần lớn lại là các suối nhỏ và có độ dốc lớn; chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy về tới cửa khẩu Thanh Thủy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang. Dòng sông có nhiều thác ghềnh, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6 - 1,5 m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40 - 50 m. Càng về hạ lưu lòng sông và chiều sâu cột nước càng tăng dần, dòng sông xuất hiện các bãi bồi, cát sỏi có thể khai thác làm vật liệu xây dựng. Việc khai thác nguồn nước sông Lô phục vụ sản xuất có nhiều hạn chế do độ cao mặt nước về mùa khô có độ chênh cao khá lớn so với mặt đất sản xuất nông nghiệp. Các hệ thống suối nhỏ do có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh tạo ra tiềm năng lớn cho xây dựng các công trình thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Nguồn nước ngầm ở huyện hiện chưa có kết quả thăm dò đầy đủ nhưng qua sơ bộ khảo sát ở các giếng nước ăn của dân ở độ sâu trên 20 m cho thấy trữ lượng đủ dùng cho sinh hoạt của người dân kể cả mùa khô. Do địa hình đồi núi dốc lớn, nguồn nước ngầm ở sâu nên việc đầu tư khai thác rất phức tạp và kém hiệu quả

3.1.1.5. Thảm thực vật:

Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, nhất là sự khác nhau lớn về độ cao và ảnh hưởng của các tiểu vùng khí hậu nên hệ thực vật của huyện khá phong phú. Trên địa bàn huyện có các kiểu rừng như sau:

- Rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng tồn tại trên núi đá vôi xương

biến là Nghiến, Trai. Tầng cây thấp là các loài Mạy Tèo, Ô rô,... Thực vật ngoại tầng thường gặp một số loài phụ sinh như Phong Lan, Dây leo,...

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới: Kiểu rừng này phân bố ở

độ cao trên 700 m. Hoạt động sinh dưỡng diễn ra liên tục quanh năm nhưng sinh trưởng của rừng chậm vì càng lên cao nhiệt lượng càng giảm. So với rừng những vùng thấp thì số loài nghèo hơn. Rừng thường có 2 tầng cây gỗ, nhưng sự phân biệt không rõ rệt, chiều cao bình quân 15 - 20 m. Trên đỉnh núi, do ảnh hưởng của gió, cây gỗ thường có chiều cao thấp hơn, thực vật thân leo rất hiếm, dương xỉ chiếm ưu thế, thực vật sống phụ rất nhiều, thường là địa y, rêu. Có thể phân thành 2 loại rừng chính là:

+ Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới: Cây họ Giẻ, họ Re chiếm ưu thế.

+ Rừng kín thường xanh, mưa ẩm: Cây lá rộng và cây lá kim chiếm ưu thế.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 700 m.

Do đặc điểm khí hậu, rừng sinh trưởng liên tục, thường có 3 hoặc 2 tầng cây gỗ, đôi khi có tầng cây vượt tán. Thực vật phụ sinh rất nhiều, dây leo thân gỗ và thân thảo lớn. Tầng cây bụi chủ yếu là các loài cây thuộc họ cà phê, lớp thảm tươi phát triển mạnh. Đây là kiểu rừng bị tác động mạnh nhất đang có nguy cơ bị nghèo kiệt, thoái hoá.

- Rừng thứ sinh nhân tác: Do hoạt động của con người như khai thác,

đốt nương, làm rẫy, đã xuất hiện các ưu hợp sau:

+ Ưu hợp rừng tre nứa sau khai thác, chiếm tỷ lệ không đáng kể, tổ hợp thành loài đơn giản, nứa và giang chiếm ưu thế. Lác đác còn một số cây thân gỗ phẩm chất xấu như Dẻ, Trâm, Kháo. Do Giang, Nứa mọc dày đặc nên cây gỗ tái sinh rất hiếm.

+ Rừng phục hồi sau nương rẫy, tổ hợp thành các cây ưa sáng mọc nhanh như: Sau Sau, Thành Ngạnh, Trám. Rừng chưa phân tầng rõ, kích thước cây nhỏ, tầng thảm tươi là Lau, Chít,...

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp huyện cũng tạo ra một thảm thực vật nông nghiệp với các cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, khoai lang, sắn, rau xanh, mía, chè, cam, quít, vải,... Những cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, rau,... có thể trồng thâm canh được nhiều vụ.

Tóm lại, do điều kiện địa hình và khí hậu đa dạng nên hệ thực vật của Vị Xuyên khá phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Tuy nhiên, do việc khai thác, phát nương làm rẫy bừa bãi đã làm cho tài nguyên rừng bị đe dọa, tầng, tán bị phá vỡ, chất lượng rừng ngày càng thấp,... Vì vậy, Vị Xuyên cần có những biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý và hiệu quả hơn.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

3.1.2.1. Dân cư, lao động, việc làm và thu nhập a, Dân số:

Theo số liệu thống kê đến tháng 7 năm 2006, dân số toàn huyện là 94.027 người với 17.952 hộ, xếp thứ 3 toàn tỉnh gồm 17 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc Tày, Dao và Kinh chiếm đa số. Dân số đô thị có 11.454 người với 2.799 hộ, bình quân 4,09 người/hộ. Dân số nông thôn là 82.573 người với 15.153 hộ, bình quân 5,45 người/hộ.

Những năm qua do làm tốt công tác truyền thông dân số nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đều giảm. Nếu năm 1996 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,98 % thì đến năm 2000 tỷ lệ này giảm còn 1,63 %, năm 2004 giảm còn 1,38 % và năm 2005 giảm còn 1,32 %. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, tỷ lệ chết đã giảm từ 8 % năm 1996 xuống còn 6 % năm 2000 và 5,2 % năm 2005.

Mật độ dân số bình quân 62,8 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao tập trung ở các thị trấn, trung tâm cụm xã như TT. Vị Xuyên 465,8 người/km2; TT. Việt Lâm 346,5 người/km2; xã Đạo Đức 123,7 người/km2; trong khi đó ở các xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số rất thấp như Thượng Sơn 41,12 người/km2; Cao Bồ 32,6 người/km2.

b. Lao động:

Tổng số lao động toàn huyện năm 2006 là 40.182 người, chiếm 42,73 % dân số; trong đó số lao động là nữ 20.854 người. Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động không có việc làm ngày càng gia tăng. Đây là một vấn đề mà các cấp các ngành của huyện cần quan tâm hơn để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa này trong các năm tới. Lực lượng lao động tuy đông nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp dưới 5 %, tập trung chủ yếu ở khối cơ quan nhà nước và xí nghiệp công nghiệp.

c. Việc làm và thu nhập:

Tuy còn khó khăn nhưng huyện cũng đã thực hiện chương trình của quốc gia về giải quyết việc làm, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xuất khẩu lao động đã được quan tâm. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội có kết quả và hiệu quả hơn. Mặt khác huyện cũng có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cho các thành phần kinh tế, các hộ gia đình thi đua làm giàu chính đáng, nên đến nay đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người 4,5 triệu đồng/năm; vượt 13,5 % mục tiêu và tăng hơn 1,55 lần so với năm 2000. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ năm 2005 còn dưới 7 %, giảm 8 % so với năm 2000, hộ khá và giàu đạt 18 %.

3.1.2.2. Đời sống, kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện bình quân 5 năm (2000 - 2005) đạt 11,5 % (vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ

XX đề ra 0,5 %, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2000 là 0,5 %). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp năm 2005 đạt 38,4 %; vượt mục tiêu 9,6 %. Công nghiệp - xây dựng đạt 37,1 %; vượt mục tiêu 7,1 %; tăng 8,1 % so với năm 2000. Thương mại - dịch vụ đạt 24,5 %; vượt mục tiêu 2,5 %, tăng 5,5 % so với năm 2000.

Các cơ chế, chính sách đòn bẩy kinh tế được ban hành, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, nhằm khai thác và phát huy nội lực trong các thành phần kinh tế; các hoạt động dịch vụ, vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước sinh hoạt, tín dụng,... đã có bước phát triển, tạo điều kiện thu hút và thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch,... Vốn đầu tư cho phát triển ngày một lớn hơn, kể cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và của các thành phần kinh tế. Khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, một số sản phẩm hàng hóa truyền thống và sản phẩm mới đã nâng dần sức cạnh tranh và từng bước được mở rộng thị trường tiêu thụ ở nội địa và xuất khẩu.

a. Nông - lâm - thủy sản:

Trong 5 năm qua kinh tế huyện đã phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng để đảm bảo ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Huyện đã bước đầu hình thành, phát triển và phát huy được lợi thế của mình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 29 % năm 2000 lên 37,1 % năm 2005. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp từ 39 tỷ đồng năm 2000 lên 68,5 tỷ đồng năm 2005 tăng gấp 1,75 lần. Đã có thêm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô Trường Thanh công suất 3.500 xe/năm, nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô TRA-EMC, nhà máy gạch tuy nen 30 triệu viên/năm. Các cơ sở khai

thác chế biến khoáng sản: mangan ở Ngọc Linh, quặng chì, sắt ở Tùng Bá, Lũng Rầy - Thuận Hòa.

Với cơ chế chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư của tỉnh và huyện, một số nhà đầu tư đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, sản xuất lắp ráp ô tô, khai thác, chế biến. Nhất là đầu tư vào công nghiệp điện, khai thác mỏ, chế biến nông lâm sản ở các xã Tùng Bá, Thuận Hòa, Ngọc Linh và Thị trấn Vị Xuyên. Điện và lưới điện có bước phát triển vượt bậc, đến năm 2005 thì 100 % xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện 83 % vượt 3,8 % mục tiêu, tăng gấp 1,53 lần so với năm 2000.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, các hợp tác xã sản xuất hàng mây, tre đan được đưa vào hoạt động với hình thức liên kết, dạy nghề, cấy nghề ở TT. Vị Xuyên, TT. Việt Lâm, đã tạo đà phát triển cho nghề tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, giải quyết lao động nông nhàn trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư, tăng thu nhập hộ gia đình.

c, Thương mại, dịch vụ và du lịch

Các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác của các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Các chợ nông thôn, chợ biên giới được mở rộng và hoạt động sôi động, hàng hoá phong phú, giá cả ổn định, các dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoạt động du lịch tiếp tục được mở rộng, thu hút khách đến thăm Vị Xuyên. Kinh tế cửa khẩu có bước phát triển: giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu trên địa bàn từ năm 2000 - 2005 đạt 7,8 triệu USD (vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra). Đến năm 2006, 23/23 xã, thị trấn có điện thoại: tổng số có trên 1.598 máy, đạt tỷ lệ 1,8 máy/100 dân.

Cho đến năm 2006 toàn huyện có 67 doanh nghiệp và các HTX, tăng 25 DN, HTX so với năm 2000, trong đó có: 21 doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

46 hợp tác xã; hơn 650 hộ kinh doanh, trên 564 hộ cơ sở sản xuất thủ công nghiệp.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)