Điều kiện Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 29)

3.1.2.1. Dân cư, lao động, việc làm và thu nhập a, Dân số:

Theo số liệu thống kê đến tháng 7 năm 2006, dân số toàn huyện là 94.027 người với 17.952 hộ, xếp thứ 3 toàn tỉnh gồm 17 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc Tày, Dao và Kinh chiếm đa số. Dân số đô thị có 11.454 người với 2.799 hộ, bình quân 4,09 người/hộ. Dân số nông thôn là 82.573 người với 15.153 hộ, bình quân 5,45 người/hộ.

Những năm qua do làm tốt công tác truyền thông dân số nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đều giảm. Nếu năm 1996 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,98 % thì đến năm 2000 tỷ lệ này giảm còn 1,63 %, năm 2004 giảm còn 1,38 % và năm 2005 giảm còn 1,32 %. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, tỷ lệ chết đã giảm từ 8 % năm 1996 xuống còn 6 % năm 2000 và 5,2 % năm 2005.

Mật độ dân số bình quân 62,8 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao tập trung ở các thị trấn, trung tâm cụm xã như TT. Vị Xuyên 465,8 người/km2; TT. Việt Lâm 346,5 người/km2; xã Đạo Đức 123,7 người/km2; trong khi đó ở các xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số rất thấp như Thượng Sơn 41,12 người/km2; Cao Bồ 32,6 người/km2.

b. Lao động:

Tổng số lao động toàn huyện năm 2006 là 40.182 người, chiếm 42,73 % dân số; trong đó số lao động là nữ 20.854 người. Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động không có việc làm ngày càng gia tăng. Đây là một vấn đề mà các cấp các ngành của huyện cần quan tâm hơn để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa này trong các năm tới. Lực lượng lao động tuy đông nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp dưới 5 %, tập trung chủ yếu ở khối cơ quan nhà nước và xí nghiệp công nghiệp.

c. Việc làm và thu nhập:

Tuy còn khó khăn nhưng huyện cũng đã thực hiện chương trình của quốc gia về giải quyết việc làm, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xuất khẩu lao động đã được quan tâm. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội có kết quả và hiệu quả hơn. Mặt khác huyện cũng có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cho các thành phần kinh tế, các hộ gia đình thi đua làm giàu chính đáng, nên đến nay đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người 4,5 triệu đồng/năm; vượt 13,5 % mục tiêu và tăng hơn 1,55 lần so với năm 2000. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ năm 2005 còn dưới 7 %, giảm 8 % so với năm 2000, hộ khá và giàu đạt 18 %.

3.1.2.2. Đời sống, kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện bình quân 5 năm (2000 - 2005) đạt 11,5 % (vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ

XX đề ra 0,5 %, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2000 là 0,5 %). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp năm 2005 đạt 38,4 %; vượt mục tiêu 9,6 %. Công nghiệp - xây dựng đạt 37,1 %; vượt mục tiêu 7,1 %; tăng 8,1 % so với năm 2000. Thương mại - dịch vụ đạt 24,5 %; vượt mục tiêu 2,5 %, tăng 5,5 % so với năm 2000.

Các cơ chế, chính sách đòn bẩy kinh tế được ban hành, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, nhằm khai thác và phát huy nội lực trong các thành phần kinh tế; các hoạt động dịch vụ, vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước sinh hoạt, tín dụng,... đã có bước phát triển, tạo điều kiện thu hút và thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch,... Vốn đầu tư cho phát triển ngày một lớn hơn, kể cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và của các thành phần kinh tế. Khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, một số sản phẩm hàng hóa truyền thống và sản phẩm mới đã nâng dần sức cạnh tranh và từng bước được mở rộng thị trường tiêu thụ ở nội địa và xuất khẩu.

a. Nông - lâm - thủy sản:

Trong 5 năm qua kinh tế huyện đã phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng để đảm bảo ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Huyện đã bước đầu hình thành, phát triển và phát huy được lợi thế của mình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 29 % năm 2000 lên 37,1 % năm 2005. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp từ 39 tỷ đồng năm 2000 lên 68,5 tỷ đồng năm 2005 tăng gấp 1,75 lần. Đã có thêm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô Trường Thanh công suất 3.500 xe/năm, nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô TRA-EMC, nhà máy gạch tuy nen 30 triệu viên/năm. Các cơ sở khai

thác chế biến khoáng sản: mangan ở Ngọc Linh, quặng chì, sắt ở Tùng Bá, Lũng Rầy - Thuận Hòa.

Với cơ chế chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư của tỉnh và huyện, một số nhà đầu tư đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, sản xuất lắp ráp ô tô, khai thác, chế biến. Nhất là đầu tư vào công nghiệp điện, khai thác mỏ, chế biến nông lâm sản ở các xã Tùng Bá, Thuận Hòa, Ngọc Linh và Thị trấn Vị Xuyên. Điện và lưới điện có bước phát triển vượt bậc, đến năm 2005 thì 100 % xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện 83 % vượt 3,8 % mục tiêu, tăng gấp 1,53 lần so với năm 2000.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, các hợp tác xã sản xuất hàng mây, tre đan được đưa vào hoạt động với hình thức liên kết, dạy nghề, cấy nghề ở TT. Vị Xuyên, TT. Việt Lâm, đã tạo đà phát triển cho nghề tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, giải quyết lao động nông nhàn trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư, tăng thu nhập hộ gia đình.

c, Thương mại, dịch vụ và du lịch

Các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác của các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Các chợ nông thôn, chợ biên giới được mở rộng và hoạt động sôi động, hàng hoá phong phú, giá cả ổn định, các dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoạt động du lịch tiếp tục được mở rộng, thu hút khách đến thăm Vị Xuyên. Kinh tế cửa khẩu có bước phát triển: giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu trên địa bàn từ năm 2000 - 2005 đạt 7,8 triệu USD (vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra). Đến năm 2006, 23/23 xã, thị trấn có điện thoại: tổng số có trên 1.598 máy, đạt tỷ lệ 1,8 máy/100 dân.

Cho đến năm 2006 toàn huyện có 67 doanh nghiệp và các HTX, tăng 25 DN, HTX so với năm 2000, trong đó có: 21 doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

46 hợp tác xã; hơn 650 hộ kinh doanh, trên 564 hộ cơ sở sản xuất thủ công nghiệp.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Cùng với nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương và Tỉnh, Huyện đã huy động được các nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm qua (2000 - 2005) đạt 458,9 tỷ đồng; bình quân 91,8 tỷ đồng/năm; đầu tư được 314 công trình, trong đó: giao thông 85 công trình, vốn đầu tư 191 tỷ (mở rộng 182 km, nâng cấp 114 km) làm mới 10 cầu các loại, hoàn thành cầu cứng km 21 tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của 4 xã phía Đông sông Lô. Xây dựng mới 14 trụ sở 2 tầng, tăng 15 nhà so với năm 2000; 18 trạm xá 2 tầng, tăng 16 nhà so với năm 2000, 100 % các xã có trường học 2 tầng với 75 nhà lớp học 2 tầng, tăng 69 nhà so với năm 2000. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều công trình nhân dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ một phần, kết quả đến năm 2005 đã xây dựng được 193 điểm trường, 92 trụ sở thôn bản, 1.000 bể nước sinh hoạt, 3.000 công trình vệ sinh, 239 km kênh mương, 245 km đường giao thông nông thôn loại B mặt đường rộng 4,6 m, 180 km đường bê tông. Kết quả trên đã làm thay đổi cơ bản kết cấu hạ tầng các xã, thị trấn, đặc biệt là những thôn bản ở vùng sâu, vùng xa.

3.1.2.4. Y tế, giáo dục a, Y tế

Y tế - Dân số ngày càng được nâng cao chất lượng. Bệnh viện huyện và các trạm xá được xây dựng củng cố, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Các trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư; đến năm 2008 có 78 % xã, thị trấn có nhà trạm xá xây dựng 2 tầng. Đội ngũ cán bộ y tế được củng cố, kiện toàn, đào tạo. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao. Công tác Dân số, kế hoạch hoá gia đình có

chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mỗi năm từ 0,03 - 0,04 % đến năm 2005 còn 1,34 % đạt mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra.

b, Giáo dục

Tính đến năm 2005, chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến, đội ngũ giáo viên các cấp đã được đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo và nâng cao dân trí. Quy mô, chất lượng giáo dục đã có những bước phát triển đáng kể, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở các bậc học, cấp học ngày một tăng. Tổng số học sinh phổ thông năm 2005 là 21.250 học sinh tăng 1 % (tăng 189 học sinh) so với năm 2000, bình quân có 23 học sinh/100 người dân. Số trường học được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia ngày một nhiều (đã có 4 trường tiểu học, 2 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia). Các cấp học, bậc học từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 89 %, tăng 20 % so với năm 2000. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đạt trên 99 % (vượt 1 % so với mục tiêu); năm 2003 huyện được công nhận chuẩn phổ cập THCS (về trước mục tiêu 2 năm), hết năm 2004 có 100 % số xã được công nhận phổ cập THCS; duy trì và củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ - phổ cập giáo dục TH; tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường PTTH, trung tâm giáo dục thường xuyên hàng năm đạt trên 75 %; trình độ dân trí được nâng lên một bước.

3.1.2.5. Văn hóa - Thông tin, Truyền thanh - Truyền hình, Thể dục - Thể thao

Các hoạt động văn hóa thông tin, truyền thanh truyền hình, thể dục thể thao phát triển sâu rộng. Năm 2005, số gia đình đăng ký gia đình văn hóa là

17.563 chiếm 99 % tăng 14.563 gia đình so với năm 2000. Trong đó: số gia đình được công nhận gia đình văn hóa là 6.420 chiếm 37 % tổng số hộ.

Việc đầu tư lắp đặt và nâng cấp các trạm truyền thanh, truyền hình được chú trọng. Đến năm 2005 toàn huyện có 7 trạm phát lại truyền hình và 14 trạm TVRO tăng 7 trạm so với năm 2000, 7 trạm phát sóng phát thanh FM đài huyện và trung tâm cụm xã. Tỷ lệ phát sóng phát thanh đạt 90 % (vượt 6 % so với Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX); tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90 % (đạt mục tiêu Nghị quyết).

Các thiết chế văn hoá chủ yếu được đầu tư xây dựng và hoàn thiện; xây dựng đời sống văn hoá và nếp sống văn minh trong các tầng lớp nhân dân đã có bước tiến bộ mới. Phong trào xây dựng nông thôn mới, hoạt động thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh và rộng khắp, toàn huyện có hơn 100 đội văn nghệ, thể thao.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng và nguyên nhân cháy rừng ở huyện Vị Xuyên 4.1.1. Thực trạng cháy rừng ở huyện Vị Xuyên

Vị Xuyên là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 149.524,99 ha, diện tích rừng là 102.900,5ha (chiếm 68,8%), trong đó có 24.319,6ha rừng đặc dụng.

Địa hình của Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Độ cao trung bình từ 300 – 400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km. Vị Xuyên có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 – 25oC. Lượng mưa trung bình khá lớn, vào khoảng 3.000 – 4.000 mm/năm.

Dân số của Vị Xuyên có khoảng 96.168 người với 15 dân tộc cùng sinh sống bao gồm người Tày chiếm tỷ lệ cao nhất (36,1%), sau đó là người Dao, người Kinh, người Mông, người Nùng và một số dân tộc khác... Với hoạt động sản xuất và khai thác tài nguyên rừng truyền thống như chặt phá rừng, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy, làm nơi chăn thả nên nhiều diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như Nghiến, Pơ Mu, Đinh ...đã bị khai thác kiệt quệ, tài nguyên rừng bị suy giảm.

Trong báo cáo về công tác PCCCR của Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang thì Vị Xuyên là một trong những huyện trọng điểm cháy rừng của tỉnh, từ năm 2012 đến 2014 toàn huyện xảy ra 03 vụ cháy rừng và chỉ rơi vào năm 2012, tuy nhiên diện tích rừng bị cháy không hề nhỏ (49,8 ha), chủ yếu là

cháy rừng trồng với 36,9ha. Đối tượng rừng bị cháy chủ yếu là rừng trồng và trảng cỏ, mục đích đều là rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Nguyên nhân gây cháy đến thời điểm này vẫn chưa xác định được. Thời điểm xảy ra cháy rừng rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5, đây là thời điểm khô hạn và nắng nóng, cũng là thời điểm người dân đang làm nương.

Bảng 4.1 Biểu phỏng vấn cán bộ huyện Vị Xuyên cho câu hỏi: Nguyên nhân gây cháy rừng do đâu, đâu là nguyên nhân chính?

Tên người được PV

Địa chỉ/đơn vị công

tác Chức vụ Câu trả lời

Nông Đức Thành

Hạt kiểm lâm huyện

Vị Xuyên Hạt trưởng

- Do đốt nương làm cháy lan vào rừng và cháy từ TQ sang

Vũ Đức Quỳnh Hạt kiểm lâm huyện Vị Xuyên

Cán bộ kỹ thuật

- Do đốt nương dẫn đến cháy lan, hoặc do dùng lửa khi chăn thả gia súc

Phạm Văn Hội Hạt kiểm lâm huyện Vị Xuyên

Kiểm lâm địa bàn xã Thuận

Hòa

- Cháy do đốt nương làm cháy lan vào rừng

Đàm Chí Phương

Hạt kiểm lâm huyện Vị Xuyên

Kiểm lâm địa bàn xã Lao

Chải

- Do đốt nương, trẻ chăn trâu đốt sưởi nhưng khi về không dập lửa làm cháy lan vào rừng, cháy lan từ TQ sang

Nguyễn Văn Thành

Hạt kiểm lâm huyện Vị Xuyên

Kiểm lâm địa bàn xã Trung

Thành

- Các xã thuộc địa bàn quản lý không xảy ra cháy mà chỉ có cháy lan từ xã khác. Nông Việt Hùng Phòng NN huyện Vị

Xuyên Cán bộ kỹ thuật - Do đốt nương Trịnh Minh Đức Ban QLDABV&PTR (661) Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)