Mô hình PCCCR cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 50 - 56)

4.2.1.1. Ban chỉ huy PCCCR

Mô hình này đang được áp dụng ở tất cả các xã trên toàn huyện.

- Thành phần tham gia: Phó chủ tịch UBND phụ trách khối nông lâm

làm trưởng ban, phó ban là xã đội trưởng và trưởng công an xã, các ban viên là đại diện các ban ngành của xã. Các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm. Không có kinh phí hỗ trợ.

- Nhiệm vụ:

- Tổ chức cho các thôn xây dựng phương án PCCCR cấp thôn. - Thành lập các tổ, đội PCCCR tại các thôn bản.

- Chỉ đạo các ban nghành, cán bộ phụ trách thôn phối phối hợp tổ chức tuyên truyềnvận động nhân dân thực hiện công tác PCCCR.

- Thông tin kịp thời cấp dự báo cháy rừng và các biện pháp phòng cháy cho chủ rừng và các thôn bản đề ra các phương án ngăn chặn lửa rừng có hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các thôn bản, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.

- Tổ chức triển khai phương án đã được phê duyệt.

- Lập biên bản những thiệt hại về người và tài sản do cháy rừng gây ra. - Hàng tháng, hàng quỹ định kỳ báo cáo công tác PCCCR và những thiệt hại do cháy rừng gây ra với ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện và hạt Kiểm Lâm huyện.

- Hàng năm hết vụ khô hanh tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác PCCCR tại xã và đề ra những phương hướng nhiệm vụ cho những năm tiếp theo.

- Cách thức hoạt động:

+ Lập kế hoạch về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR hàng năm cho xã. + Bố trí lịch trực cho các thành viên trong ban.

+ Phân công các thành viên trong ban và phối hợp với kiểm lâm địa ban tuần tra rừng, phòng cháy rừng. Trực tiếp tham gia chữa cháy rừng của xã.

+ Xử lý các vụ vi phạm về quản lý tài nguyên rừng, PCCCR tại địa phương. Tham gia xác minh các vụ vi phạm về các vấn đề trên.

- Hiệu quả đạt được: Khi có ban hoạt động thì tình trạng cháy rừng cũng

có giảm. Tuy nhiên trên thực tế hiệu quả trong hoạt động của ban chưa cao, vì hầu hết các thành viên làm kiêm nhiệm, nên họ không dành được nhiều thời gian thường xuyên cho công việc tuần tra rừng, địa bàn quá rộng và khó khăn, do đó những địa điểm gần và được tuần tra thường xuyên thì hầu như không xảy ra cháy, nhưng những địa điểm ở xa, đường đi khó khăn thì rất khó phát hiện đám cháy, hoặc có phát hiện được cũng không kịp chữa cháy.

- Thuận lợi

+ Thành phần ban chủ yếu là các cán bộ phụ trách các ban ngành của xã nên việc phối hợp các ban ngành trong công tác PCCCR hiệu quả hơn.

+ Là mô hình có cấp quản lý và xây dựng kế hoạch PCCCR gần như bám sát cơ sở nên sẽ ảnh hưởng, tác động mạnh đến công tác tuyên truyền và ý thức của người dân.

- Khó khăn

+ Các thành viên của ban làm kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian tuần tra;

+ Ban hoạt động dựa trên trách nhiệm mà không được hỗ trợ kinh phí nên không khuyến khích được các thành viên hoạt động tích cực.

+ Phương tiện, dụng cụ chữa cháy thô sơ và thiếu.

+ Rừng của xã, thôn do xã và ban quản lý thôn quản lý mà không giao cho các hộ nên họ không có trách nhiệm.

+ Nhận thức của người dân về PCCCR thấp nên rất khó huy động họ tham gia chữa cháy.

4.2.1.2. Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng

Mô hình này đang được áp dụng ở những xã như: Lao Chải, Trung Thành, Minh Tân, Thanh Đức.

- Thành phần tham gia:Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phó ban là Phó

chủ tịch UBND phụ trách khối nông lâm, xã đội trưởng và trưởng công an xã, các ban viên là đại diện các ban ngành của xã. Các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm. Không có kinh phí hỗ trợ.

- Cách thức hoạt động:

+ Triển khai các kế hoạch, phương án PCCCR cho xã theo từng thời điểm thời tiết khí hậu khác nhau.

+ Trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi công tác liên quan đến PCCCR trên địa bàn xã, hỗ trợ cho các thôn bản xây dựng các chương trình, kế hoạch tuần tra kiểm tra phát hiện sớm cháy rừng để kịp thời có phương hướng giải quyết.

+ Họp giao ban giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thôn bản về công tác lâm nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân.

- Hiệu quả đạt được:Bước đầu triền khai thực hiện một số thôn bản còn

gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã cho thấy tín hiệu đáng mừng khi công tác phòng chống đã phát huy được tác dụng nhất định. Tuy nhiên cũng giống Ban chỉ huy PCCCR cấp xã, mặc dù thực hiện chức năng chuyên trách là phòng chống cháy rừng nhưng các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng đều là kiêm nhiệm không có kinh phí hỗ trợ. Hơn nữa Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng cũng không có kinh phí hỗ trợ các thôn, bản để triển khai.

- Thuận lợi:

+ Trực tiếp có sự điều hành của lãnh đạo xã cũng như trưởng các ban ngành đoàn thể của xã nên công tác triển khai tương đối thuận lợi, các thôn, bản đều triển khai và thực hiện nghiêm túc.

+ Tổ chức, thực hiện kiểm tra ngay khi bắt đầu mùa cháy nên công tác phòng chống được chú trọng hơn, ít để cháy rừng phát sinh hơn.

- Khó khăn:

+ Không có kinh phí hỗ trợ các thôn, bản để động viên người dân cùng tham gia.

+ Các thành viên đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên thời gian cho công tác kiểm tra và phối hợp với các thôn triển khai kế hoạch phòng chống cháy rừng là rất hạn chế.

+ Điều kiện địa hình, dân tộc, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, công tác phòng chống cháy rừng.

4.2.1.3. Đội xung kích PCCCR, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu hộ

Mô hình này đang được áp dụng ở những xã : Ngọc Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Linh Hồ, Xín Chải.

- Thành phần tham gia: Phó chủ tịch UBND, trưởng các ban ngành của xã, hiệu trưởng của các trường trên địa bàn xã. Trong đó Phó chủ tịch UBND xã là đội trưởng.

- Nhiệm vụ, cách thức hoạt động:

+ Đội xung kích xã có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban ngành, đoàn thể tham mưu cho UBND xã tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã;

+ Đội Xung kích có nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, huy động toàn thể cán bộ công chức xã, Trạm y tế, các Trường học đóng trên địa bàn kịp thời ứng cứu khi cháy rừng xảy ra;

+Nhiệm vụ của từng thành viên do Tổ trưởng Đội Xung kích phân công.

+ Ngoài nhiệm vụ về PCCCR, đội xung kích còn có nhiệm vụ trong việc cứu nạn và phòng chống lụt bão.

+ Các thành viên Đội xung kích chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Đội xung kích và gửi báo cáo kết quả hoạt động cho thường trực Đội xung kích để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND xã.

- Hiệu quả đạt được: Hoạt động của đội xung kích mang lại hiệu quả

tích cực cho công tác PCCCR. Đây là mô hình có sự kết hợp hiệu quả ngay từ công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tính trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể. Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn nên mỗi thành viên trong đội xung kích đều rất tích cực tham gia công tác PCCCR.

- Thuận lợi:

+ Kết hợp các ban ngành, các thành phần một cách thống nhất nên hiệu quả thực hiện tương đối cao.

+ Do địa bàn chủ yếu là đồi núi, hiểm nguy về tai nạn luôn rình rập nên sự chủ động chuẩn bị ứng phó đối với các vấn đề của tổ là linh hoạt hơn.

- Khó khăn:

+ Các thành viên đều là kiêm nhiệm ít có thời gian để thực hiện công tác kiểm tra phát hiện sớm.

+ Thiếu kinh phí hoạt động, thiếu kinh phí hỗ trợ.

+ Thiếu đi những thành viên quan trọng như trưởng thôn, bí thư chi bộ các thôn, các lực lượng khác trong thôn, bản. Những người luôn trực tiếp tham gia chính vào công tác BVR, PCCCR.

* Đánh giá chung các mô hình PCCCR cấp xã:

Về cơ bản các mô hình PCCCR của các xã nghiên cứu đều có chung cách thức hoạt động. Về thành phần tham gia chủ yếu là trưởng các ban ngành của xã và hoạt động kiêm nhiệm. Ban chỉ huy PCCCR xã chủ yếu làm công tác trực cháy là chính chứ không thực hiện việc tuần tra. Việc tổ chức và tham gia chữa cháy chỉ thực hiện khi thôn có yêu cầu hoặc đám cháy quá lớn cần sự trợ giúp. Do đó có thể nói các ban đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Đánh giá theo các tiêu chí có thể nhận thấy: Cả 3 mô hình này đều chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, chưa có sự tham gia trực tiếp của người dân trong mỗi mô hình, nguồn kinh phí hỗ trợ không có.

Cháy rừng luôn là một hiểm họa nguy hiểm, để giảm thiểu vấn nạn này thì phương án PCCCR tốt nhất, hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phòng cháy, bởi trên thực tế phần lớn các khu rừng khi đã bị cháy thì việc chữa cháy sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không chữa được đặc biệt với điều kiện địa hình phức tạp như ở Hà Giang. Do đó để các ban, các đội xung kích hoạt động thực sự có hiệu quả thì cần phải thay đổi cách thức hoạt động. Cần thực hiện nhiều các chương trình, hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực thi pháp luật cũng như việc phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên ngành trong công tác PCCCR. Phải tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, tuần tra, dự báo sớm. Kiên quyết không để vấn đề bao che và bỏ qua

cho các trường hợp vi phạm công tác PCCCR tồn tại và cần xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để răn đe cho các đối tượng khác trong địa phương. Tăng cường, chủ động phối hợp với kiểm lâm địa bàn, bộ đội biên phòng, các đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn trong việc tuyên truyền phổ biến kiên thức, tuần tra và thực thi pháp luật là những công việc cần được các ban chỉ huy PCCCR của các xã quan tâm trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả trong công tác PCCCR ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 50 - 56)