Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình PCCCR trong cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 64)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình PCCCR trong cộng

đồng thơn bản

4.3.1. Đề xuất mơ hình PCCCR trong cộng đồng thơn bản

Thời gian qua, đã có nhiều hoạt động về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR trong cộng đồng thôn bản được triển khai thực hiện tại hầu hết các tỉnh trên cả nước đã mang lại ít nhiều những thành cơng nhất định. Nhiều mơ hình tốt về quản lý rừng cộng đồng thôn bản bởi những quy ước của cộng đồng, nghĩa vụ và quyền lợi công bằng cho các thành viên trong cộng đồng nên được các thành viên trong cộng đồng thơn, bản nhiệt tình tham gia.

Trên thực tế, do tính đa dạng của các cộng đồng thơn, bản nên khơng thể có một mơ hình BVR, PCCCR cộng đồng chung mà cần có các loại hình khác nhau, phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

PCCCR là một hoạt động rất quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, để hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng, nâng cao hiệu quả trong công tác BVR, PCCCR. Ở nhiều nơi đã phát huy sức mạnh cộng đồng trong công tác này, chúng ta coi cộng đồng là người chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động thì tùy thuộc vào điều kiện ở mỗi nơi, tập quán canh tác hay tập tục văn hóa… sẽ có những mơ hình BVR, PCCCR khác nhau đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.

Kết quả điều tra đánh giá về công tác PCCCR tại một số địa điểm nghiên cứu ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, tác giả nghiên cứu đề xuất 02 mơ hình PCCCR trong cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Vị Xuyên như sau:

4.3.1.1. Mơ hình PCCCR và BVR theo thơn bản

Đây là hình thức tổ chức PCCCR chủ yếu hiện nay. Hình thức tổ chức này dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh sống. Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước/hương ước quản lý và PCCCR cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng chuyên trách hoặc phân công luân phiên các hộ gia đình trong thơn. Trưởng thơn điều hành các cơng việc chung liên quan đến PCCCR cộng đồng. Tuy Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận quyền hưởng lợi cho cộng đồng, song thực chất cộng đồng đang tự quản lý và tồn quyền sử dụng các sản phẩm đó. Cộng đồng tham gia quản lý rừng tự nhiên của nhà nước theo chế độ khoán bảo vệ. Đây là loại rừng tự nhiên thường được quy hoạch là rừng phịng hộ. Nhà nước khốn cho cộng đồng thơn xóm bảo vệ và sử dụng ngân sách để chi trả công PCCCR, các thành viên trong cộng đồng được hưởng lợi từ rừng.

Trong số 6 thôn nghiên cứu cả 3 thơn đang tồn tại hai hình thức quản lý PCCCR đó là: đối với loại hình rừng rừng sản xuất thì giao cho hộ gia đình quản lý cịn rừng phịng hộ thì do thơn quản lý; có 3 thơn chủ yếu là rừng phịng hộ nên khơng giao cho hộ mà do thôn quản lý. Đối với các thơn này mặc dù với hình thức quản lý rừng nào thì với mỗi thơn đều có một tổ đội PCCCR và việc này chỉ phụ thuộc vào một nhóm người, do đó hiệu quả PCCCR khơng cao.

Nhóm nghiên cứu đề xuất mơ hình PCCCR đối với đối tượng các thơn chưa giao rừng cho hộ gia đình hoặc có phần lớn diện tích rừng chưa được giao cho hộ gia đình quản lý. Mơ hình quản lý như sau:

Hình 4.8: Mơ hình PCCCR và bảo vệ rừng thơn bản

- Thành phần tham gia: Ban quản lý thôn, bản và các hộ gia đình của

thơn, bản.

- Cách thức hoạt động:

+ Ban quản lý thơn sẽ có trách nhiệm phân chia các tổ PCCCR. Mỗi tổ sẽ có khoảng 8-10 hộ, thành viên của các tổ là các hộ gia đình trong thơn. Các

hộ ở gần nhau sẽ thành lập một tổ để tiện cho quá trình hoạt động của tổ sau này. Mỗi tổ sẽ được giao một diện tích rừng nhất định, ưu tiên giao rừng ở gần khu vực sinh sống của mỗi tổ để thuận lợi cho việc quản lý.

+ Tổ sẽ tự lên phương án, hoặc kế hoạch bảo vệ rừng PCCCR đối với diện tích rừng mà thơn giao cho tổ. Mỗi tổ sẽ cử ra 01 tổ trưởng, tổ trưởng sẽ chịu trách nhiệm phân công lịch tuần tra rừng cho các tổ viên, đồng thời giám sát việc thực hiện của các tổ viên trong tổ. Mỗi tổ viên cũng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện việc PCCCR của các thành viên trong tổ. Các tổ trong thơn/bản cũng có trách nhiệm giám sát hoạt động của các tổ khác trong thôn.

+ Hàng tháng các tổ họp đánh giá kết quả hoạt động, và có một cuộc họp tồn thơn để đánh giá kết quả hoạt động của các tổ.

+ Mặc dù mỗi một tổ đều có kế hoạch PCCCR riêng nhưng đều phải tuân thủ quy ước của thôn/bản về PCCCR.

- Ưu điểm:

+ Dễ dàng tiếp cận đến khu vực rừng bảo vệ cũng như khu vực rừng có nguy cơ cháy.

+ Chủ động hơn trong cơng tác PCCCR.

+ Huy động được sự tham gia trực tiếp của người dân, các hộ gia đình trong thơn.

+ Phát huy được tinh thần đồn kết trong tồn thơn. - Nhược điểm:

+ Việc chia sẻ lợi ích sẽ là rất khó khăn.

+ Mức kinh phí để triển khai thực hiện là không đủ dung. Ban Quản lý thơn khơng đủ kinh phí để triển khai thực hiện.

4.3.1.2. Mơ hình PCCCR và BVR theo nhóm hộ

Hình thức quản lý rừng này đã được thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía bắc, miền nam có tỉnh Lâm Đồng và nó đang thực sự đem lại hiệu quả

tích cực trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và cơng tác PCCCR nói riêng. Nhóm hộ có thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thơn, một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn được tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân cơng để bảo vệ rừng, PCCCR, có thể cả nhóm cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân phiên nhau; một số nhóm hộ có rừng gần nhau liên kết bảo vệ rừng, PCCCR.

Kết quả các nghiên cứu điểm ở một số tỉnh như Hịa Bình, Lâm Đồng…cho thấy mơ hình QLRNH có thể quản lý rừng một cách thành công. Trong một số trường hợp, các nhóm QLRNH quản lý rừng cịn tốt hơn so với mơ hình QLRTB, ví dụ như trường hợp các nhóm hộ ở thơn Cài (tỉnh Hịa Bình), hay ở Khu C (tỉnh Lâm Đồng). Ở hình thức QLRNH, lợi ích đáng kể từ rừng cho mỗi hộ và sự tương đồng về sở thích, dịng tộc và nơi sống gần gũi được coi là các nhân tố góp phần quan trọng vào tính hiệu quả về khả năng giám sát và thực thi quy định quản lý rừng của nội bộ các thành viên trong nhóm cũng như làm giảm chi phí quản lý trong quản lý rừng.

So với hình thức QLRTB, hình thức QLRNH thường có đặc trưng bởi kích thước nhóm khá nhỏ và có sự đồng nhất khá cao về thành phần dân tộc hay sở thích của các hộ thành viên. Thơng thường, kích thước của một nhóm hộ quản lý rừng ít khi lớn hơn 20 hộ.

Trên thực tế, mặc dù hình thức QLRNH chưa được cơng nhận về mặt pháp lý, nhưng nó vẫn là thực thể tồn tại một cách khách quan ở nhiều vùng trong cả nước. Ở một số tỉnh, như Hịa Bình, Thanh Hóa, Dak Lak, và Lâm Đồng, một số mơ hình QLRNH đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi các cơ quan địa phương theo hình thức thí điểm.

Tuy nhiên ở một số địa phương, các mơ hình quản lý theo nhóm hộ chủ yếu hình thành một cách khơng chính thức, đa dạng hơn theo nhiều con đường khác nhau và thể hiện quá trình tự điều chỉnh trong quản lý theo điều kiện địa phương.

Trong tình hình hình thực tiễn hiện nay ở Hà Giang, đối với những thơn bản đã giao đất cho hộ gia đình thì nên áp dụng hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ, bởi trên thực tế hiện nay việc BVR, PCCCR ở các thôn bản của tỉnh Hà Giang chỉ dựa vào một nhóm người (tổ đội BVR, PCCCR) và chỉ hoạt động kiêm nhiệm, trong khi đó diện tích rừng lại q lớn với những nguy cơ về cháy rừng rất lớn luôn luôn thường trực nên công tác BVR, PCCCR trong nhiều năm qua tại Hà Giang không đạt hiệu quả. Mặt khác Hà Giang với phần lớn người dân là dân tộc H’Mông thường sống ở vùng núi cao, nhiều thôn bản dân cư phân bố thưa thớt, do đó việc áp dụng mơ hình PCCCR theo nhóm hộ sẽ có tính khả thi. Hình thức tổ chức BVR, PCCCR theo nhóm hộ được mơ phỏng như sau:

- Thành phần tham gia: Chủ yếu là các nhóm hộ sống tập trung trên 1

khu vực của một thơn, bản nào đó.

- Cách thức hoạt động:

+ Các hộ gia đình có cùng quan hệ dòng tộc, hay cùng sở thích, lứa tuổi, hay có diện tích rừng liền kề nhau…liên kết với nhau thành một nhóm để cùng nhau BVR, PCCCR. Số lượng hộ trên một nhóm chỉ khoảng 10 hộ.

+ Mỗi một nhóm sẽ tự tổ chức cơng tác BVR, PCCCR cho nhóm mình. Mỗi nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm phân cơng, bố trí lịch tuần tra BVR, PCCCR cho các thành viên trong nhóm đồng thời có trách nhiệm giám sát hoạt động của các nhóm viên. Các hộ trong nhóm cũng có trách nhiệm giám sát hoạt động của mỗi hộ trong nhóm.

+ Hàng tháng nhóm sẽ họp đánh giá kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm.

+ Mặc dù là các nhóm tự hình thành nhưng hoạt động của nhóm vẫn phải tuân thủ phương án về BVR, PCCCR của xã, quy ước về BVR, PCCCR của thơn, do chính người dân trong thơn tự xây dựng.

- Ưu điểm:

+ Dễ dàng tiếp cận đến khu vực rừng bảo vệ cũng như khu vực rừng có nguy cơ cháy.

+ Chủ động hơn trong cơng tác PCCCR. - Nhược điểm:

+ Ít hộ tham gia sẽ khó hơn trong gải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến rừng cộng đồng của cả thơn, bản.

+ Mức kinh phí để triển khai thực hiện là quá ít.

4.3.2. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả mơ hình

Phương án quản lý lửa rừng cấp xã được xây dựng theo phương pháp cùng tham gia có sự hỗ trợ của cán bộ tư vấn, kiểm lâm cấp huyện và chính quyền xã. Quá trình xây dựng phương án quản lý lửa rừng cấp xã được thực hiện theo những bước sau:

+ Họp cán bộ xã, thôn phổ biến chủ trương và nội dung xây dựng phương án quản lý lửa rừng cấp xã, phân công cán bộ biên soạn phương án quản lý lửa rừng cấp xã.

+ Biên soạn phương án quản lý lửa rừng cấp xã.

+ Phản biện cho bản phương án quản lý lửa rừng cấp xã (xin ý kiến chuyên gia, cán bộ kiểm lâm).

+ Thông báo lấy ý kiến đóng góp của các trưởng thơn bản về phương án quản lý lửa rừng cấp xã,thôn.

+ Họp cán bộ xã thông qua phương án quản lý lửa rừng cấp xã,thơn. Để phương án quản lý lửa rừng có hiệu quả cần thực hiện song song 5 phương án sau:phương án phân bổ lực nhân lực và phương tiện PCCCR; phương án phòng cháy rừng; phương án tuần tra và phát hiện sớm cháy rừng; phương án tổ chức và chỉ huy chữa cháy rừng; phương án khắc phục hậu quả của cháy rừng. Kết hợp thực hiện các giải pháp đồng bộ khác nhằm nâng cao tính hiệu quả của các phương án đề ra.

4.3.2.1.1. Phương án phân bổ nhân lực và phương tiện chữa cháy

-Về nhân lực:

+ Tổ chức quy hoạch lực lượng PCCCR cấp xã:

Củng cố, kiện tồn Tổ xung kích PCCCR của xã. Tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng PCCCR đồng thời đầu tư trang thiết bị, công cụ PCCCR cần thiết để sẵn sàng chữa cháy rừng nhanh nhất.

Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ xung kích PCCCR và bố trí ngân sách để có kinh phí hoạt động.

Kiểm lâm địa bàn tham mưu xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng trên toàn xã.

+ Tổ chức quy hoạch lực lượng PCCCR của thôn bản

Củng cố, kiện toàn Tổ bảo vệ rừng - PCCCR của xã. Hạt kiểm lâm huyện, thành phố trực tiếp đào tạo, huấn luyện kỹ năng bảo vệ rừng - PCCCR. Nhà nước cung cấp thiết bị, công cụ PCCCR cần thiết để sẵn sàng chữa cháy rừng ngay từ khi ngọn lửa mới phát sinh.

Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ và phải có phương án tác chiến chữa cháy rừng của thơn bản tại các khu rừng trọng điểm.

- Về phương tiện PCCCR

Sử dụng tất cả mọi phương tiện, dụng cụ có thể tại địa phương để vận hành tham gia chữa cháy khi cần thiết. Chuẩn bị tốt các phương tiện (xe máy), dụng cụ chữa cháy (dao quắm, túi phịng cháy.....).

Khi xảy ra cháy rừng tại thơn bản nào thì trưởng thơn bản đó huy động tối đa và nhanh nhất nhân lực, vật lực và chỉ huy tại chỗ, thực hiện chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

4.3.2.1.2. Phương án phòng cháy rừng

- Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng: Mùa cháy rừng được xác định vào những tháng mùa khô trong năm tức là vào các tháng: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau (7tháng); Trong đó những tháng dễ xảy ra

cháy rừng nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy: Căn cứ vào số liệu thống kê nhiều năm về tình trạng cháy rừng, xác định được tần suất xuất hiện các vụ phân bố cháy rừng trên thực địa và trạng thái rừng thường xảy ra cháy.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác PCCCR; Nội dung tuyên truyền tập trung vào một số vấn đề

sau:Việc sử dụng lửa an toàn và tác hại của việc mất rừng; Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR; Xây dựng chương trình về bảo vệ rừng, PCCCR thông tin trên các phương tiện truyền thông; Ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR tới từng hộ gia đình trong các thơn bản; Phát hành các tài liệu tuyên truyền PCCCR ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đối tượng.

- Đào tạo, huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng: Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật PCCCR cho Tổ xung kích của xã, tổ bảo vệ rừng, PCCCR của thôn bản; Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức PCCCR cho cộng đồng; Tổ chức diễn tập phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ trước mùa khô hanh hàng năm.

- Xây dựng các giải pháp lâm sinh: Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa; Làm băng trắng ngăn lửa, vệ sinh rừng, đốt trước có điều kiện ở những nơi cho phép. Trồng rừng hỗn giao, tạo băng xanh để hạn chế cháy rừng, trong nững năm đầu rừng trồng chưa khép tán có thể áp dụng biện pháp Nơng - lâm kết hợp.

- Kiểm soát hoạt động canh tác nương rẫy: Lập kế hoạch kiểm soát khu vực sản xuất nương rẫy đang hoạt động, hướng dẫn người dân xử lý thực bì đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo an tồn không để cháy lan vào rừng.

- Duy trì mạng lưới thông tin cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng để kịp thời xử lý.

4.3.2.1.3. Phương án tuần tra và phát hiện sớm cháy rừng

Cơng tác tuần tra phải đảm bảo sự chính xác. Các tổ đội phòng cháy chữa cháy của cấp xã có nhiệm vụ tổ chức thay phiên nhau kết hợp với các thành viên của tổ đội phịng cháy của thơn để tuần tra, kiểm tra( đặc biệt lưu ý đến những khu vực có nguy cơ cháy cao được đánh dấu). Quá trình tuần tra nên bắt đầu với những khu vực rừng gần khu canh tác của các hộ dân, tiếp đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 64)