Các biện pháp để nâng cao hiệu quả mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 70)

Phương án quản lý lửa rừng cấp xã được xây dựng theo phương pháp cùng tham gia có sự hỗ trợ của cán bộ tư vấn, kiểm lâm cấp huyện và chính quyền xã. Quá trình xây dựng phương án quản lý lửa rừng cấp xã được thực hiện theo những bước sau:

+ Họp cán bộ xã, thôn phổ biến chủ trương và nội dung xây dựng phương án quản lý lửa rừng cấp xã, phân công cán bộ biên soạn phương án quản lý lửa rừng cấp xã.

+ Biên soạn phương án quản lý lửa rừng cấp xã.

+ Phản biện cho bản phương án quản lý lửa rừng cấp xã (xin ý kiến chuyên gia, cán bộ kiểm lâm).

+ Thông báo lấy ý kiến đóng góp của các trưởng thôn bản về phương án quản lý lửa rừng cấp xã,thôn.

+ Họp cán bộ xã thông qua phương án quản lý lửa rừng cấp xã,thôn. Để phương án quản lý lửa rừng có hiệu quả cần thực hiện song song 5 phương án sau:phương án phân bổ lực nhân lực và phương tiện PCCCR; phương án phòng cháy rừng; phương án tuần tra và phát hiện sớm cháy rừng; phương án tổ chức và chỉ huy chữa cháy rừng; phương án khắc phục hậu quả của cháy rừng. Kết hợp thực hiện các giải pháp đồng bộ khác nhằm nâng cao tính hiệu quả của các phương án đề ra.

4.3.2.1.1. Phương án phân bổ nhân lực và phương tiện chữa cháy

-Về nhân lực:

+ Tổ chức quy hoạch lực lượng PCCCR cấp xã:

Củng cố, kiện toàn Tổ xung kích PCCCR của xã. Tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng PCCCR đồng thời đầu tư trang thiết bị, công cụ PCCCR cần thiết để sẵn sàng chữa cháy rừng nhanh nhất.

Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ xung kích PCCCR và bố trí ngân sách để có kinh phí hoạt động.

Kiểm lâm địa bàn tham mưu xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng trên toàn xã.

+ Tổ chức quy hoạch lực lượng PCCCR của thôn bản

Củng cố, kiện toàn Tổ bảo vệ rừng - PCCCR của xã. Hạt kiểm lâm huyện, thành phố trực tiếp đào tạo, huấn luyện kỹ năng bảo vệ rừng - PCCCR. Nhà nước cung cấp thiết bị, công cụ PCCCR cần thiết để sẵn sàng chữa cháy rừng ngay từ khi ngọn lửa mới phát sinh.

Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ và phải có phương án tác chiến chữa cháy rừng của thôn bản tại các khu rừng trọng điểm.

- Về phương tiện PCCCR

Sử dụng tất cả mọi phương tiện, dụng cụ có thể tại địa phương để vận hành tham gia chữa cháy khi cần thiết. Chuẩn bị tốt các phương tiện (xe máy), dụng cụ chữa cháy (dao quắm, túi phòng cháy...).

Khi xảy ra cháy rừng tại thôn bản nào thì trưởng thôn bản đó huy động tối đa và nhanh nhất nhân lực, vật lực và chỉ huy tại chỗ, thực hiện chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

4.3.2.1.2. Phương án phòng cháy rừng

- Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng: Mùa cháy rừng được xác định vào những tháng mùa khô trong năm tức là vào các tháng: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau (7tháng); Trong đó những tháng dễ xảy ra cháy rừng nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy: Căn cứ vào số liệu thống kê nhiều năm về tình trạng cháy rừng, xác định được tần suất xuất hiện các vụ phân bố cháy rừng trên thực địa và trạng thái rừng thường xảy ra cháy.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác PCCCR; Nội dung tuyên truyền tập trung vào một số vấn đề

sau:Việc sử dụng lửa an toàn và tác hại của việc mất rừng; Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR; Xây dựng chương trình về bảo vệ rừng, PCCCR thông tin trên các phương tiện truyền thông; Ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR tới từng hộ gia đình trong các thôn bản; Phát hành các tài liệu tuyên truyền PCCCR ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đối tượng.

- Đào tạo, huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng: Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật PCCCR cho Tổ xung kích của xã, tổ bảo vệ rừng, PCCCR của thôn bản; Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức PCCCR cho cộng đồng; Tổ chức diễn tập phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ trước mùa khô hanh hàng năm.

- Xây dựng các giải pháp lâm sinh: Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa; Làm băng trắng ngăn lửa, vệ sinh rừng, đốt trước có điều kiện ở những nơi cho phép. Trồng rừng hỗn giao, tạo băng xanh để hạn chế cháy rừng, trong nững năm đầu rừng trồng chưa khép tán có thể áp dụng biện pháp Nông - lâm kết hợp.

- Kiểm soát hoạt động canh tác nương rẫy: Lập kế hoạch kiểm soát khu vực sản xuất nương rẫy đang hoạt động, hướng dẫn người dân xử lý thực bì đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn không để cháy lan vào rừng.

- Duy trì mạng lưới thông tin cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng để kịp thời xử lý.

4.3.2.1.3. Phương án tuần tra và phát hiện sớm cháy rừng

Công tác tuần tra phải đảm bảo sự chính xác. Các tổ đội phòng cháy chữa cháy của cấp xã có nhiệm vụ tổ chức thay phiên nhau kết hợp với các thành viên của tổ đội phòng cháy của thôn để tuần tra, kiểm tra( đặc biệt lưu ý đến những khu vực có nguy cơ cháy cao được đánh dấu). Quá trình tuần tra nên bắt đầu với những khu vực rừng gần khu canh tác của các hộ dân, tiếp đến là các khu rừng bị tác động mạnh bởi người dân. Để đảm bảo phát hiện sớm

cháy rừng cần tăng cường tuần tra trong những ngày thời tiết khô hanh, tỉ lệ % độ ẩm thấp, gió mạnh.

Mỗi tổ đội phải lập kế hoạch tuần tra kiểm tra, phát hiện sớm cháy rừng và báo cáo lại cho Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã các ngày thứ 3, thứ 5 hàng tuần.

Thành phần của tổ đội phòng cháy tại thôn bản phải có sự tham gia của thành viên là cán bộ của UBND xã để công tác nắm bắt tình hình để đưa ra phương án xử lý tình huống của Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã được hiệu quả hơn.

- Đối với tổ đội PCCCR cấp xã:Tiến hành thành lập tổ đội phòng cháy

với lực lượng nòng cốt là công an, quân sự, thanh niên và các thành phần khác của UBND xã cùng tham gia được chỉ đạo bởi chủ tịch UBND xã. Trách nhiệm của tổ đội phòng cháy cấp xã là phải nhanh chóng nắm bắt thông tin, tăng cường tuần tra để nhanh chóng phát hiện sớm những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao qua đó thực hiện các biện pháp phòng cháy hữu hiệu.

- Đối với tổ đội PCCCR cấp thôn:Tại mỗi thôn giao cho bí thư chi bộ và

trưởng thôn xây dựng kế hoạch tuần tra và công khai kế hoạch tại trụ sở thôn để mọi người dân có thể cùng tham gia. Tùy theo địa bàn cơ sở của mỗi thôn có thể lập 1 hay nhiều tổ đội nhưng việc thống nhất về kế hoạch và triển khai kế hoạch phải như nhau, đều phải có sự tham gia của người dân khi thực hiện

4.3.2.1.4. Phương án tổ chức và chỉ huy chữa cháy rừng

- Tổ chức huy động lực lượng và chỉ huy điều hành lực lượng chữa cháyrừng

+ Lập phương án chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng phù hợp từng mức độ cháy:

∙ Với diện tích đám cháy nhỏ dưới 1.000m2 cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng với tổ đội quần chúng bảo vệ rừng trực tiếp dập tắt đám cháy.

∙ Với diện tích đám cháy trung bình từ 1.000 - 10.000m2 UBND xã huy động lực lượng của xã và toàn thể nhân dân ở các khu vực lân cận đám cháy tham gia dập tắt lửa rừng.

+ Nếu diện tích đám cháy có quy mô lớn vượt ngoài tầm kiểm soát phải báo cáo ngay về UBND huyện Vị Xuyên xin hỗ trợ.

+ Dự kiến huy động lực lượng khi cần:

Cấp độ 1: Người dân khi phát hiện đám cháy, đã tổ chức dập lửa, báo

cháy cho trưởng khu, lực lượng của khu hành chính đã nhanh chóng được huy động từ kẻng báo động để chữa cháy rừng bằng các dụng cụ thủ công. Nếu đám cháy quá mạnh và lan sang khu vực khác. Trưởng thôn báo cáo lên UBND xã.

Cấp độ 2: Chủ tịch xã huy động lưc lượng (Lực lượng của xã, dùng

phương tiện là dụng cụ thô sơ sẵn có như Dao phát, cuốc xẻng,..v.v..) và chỉ huy chữa cháy. Nếu đám cháy lan rộng vượt quá khả năng chữa cháy của xã. Chủ tịch UBND xã trực tiếp báo cho ban chỉ huy PCCCR huyện biết để huy động lực lượng ứng cứu.

Cấp độ 3: Đồng chí Trưởng BCH PCCCR cấp huyện đã huy động lực

lượng Kiểm lâm, Quân đội, Công an huyện, và các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn Huyện đến hỗ trợ UBND xã chữa cháy rừng.

Tùy thuộc vào mức độ, quy mô đám cháy và địa hình mà áp dụng các biện pháp và kỹ thuật chữa cháy khác nhau; các biện pháp đó có thể kết hợp đồng thời hoặc riêng lẻ. Sau đây là một số biện pháp chữa

- Kỹ thuật an toàn trong khi chữa cháy rừng

+ Đối với người tham gia chữa cháy: phải có sức khỏe (không dùng bia, rượu, chất kích thích); Mang bảo hộ đảm bảo; được huấn luyện nghiệp vụ; Chuẩn bị đủ nước uống, lương thực; Tuân thủ mệnh lệnh chỉ huy, theo tổ chức; Luôn có ý thức tự bảo vệ.

+ Đối với người chỉ huy: Luôn quan tâm đến an toàn là hàng đầu; Nắm rõ đặc điểm khu rừng, địa hình... nơi xảy ra cháy; phán đoán diễn biến của điều kiện thời tiết; Quan sát, phán đoán các tình huống nguy hiểm; Chuẩn bị trang thiết bị, công cụ phục vụ chữa cháy luôn đảm bảo sẵn sàng, hoạt động tốt trong mùa cháy, tập huấn sử dụng nghiêm túc, sử dụng đúng mục đích, đúng hướng dẫn, thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng, thay thế.

+ Chữa cháy rừng là công việc vô cùng khẩn trương, nguy hiểm dễ dẫn đến tai nạn. Vì vậy, trong chữa cháy rừng, đảm bảo an toàn tính mạng cho người và tài sản là điều vô cùng quan trọng.

4.3.2.1.5 Khắc phục hậu quả của cháy rừng

- Để khắc phục hậu quả sau cháy rừng cần tiến hành một số công việc sau:

+ Điều tra thống kê nguyên nhân gây ra cháy, diện tích rừng bị cháy, địa điểm bị cháy, loại rừng bị cháy và đánh giá mức độ thiệt hại.

+ Lập phương án, kế hoạch khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.

+ Tuỳ theo mức độ thiệt hại có thể khôi phục, tu bổ hoặc trồng lại rừng mới. Rừng khôi phục sau đám cháy nên hướng tới mô hình rừng hỗn giao hoặc thiết kế các đai xanh ngăn lửa.

+ Bồi thường thiệt hại cho những người tham gia chữa cháy rừng.

+ Hỗ trợ kinh phí cho các gia đình, cơ quan có thiệt hại về người và của do cháy rừng gây ra.

4.3.2.1.6. Giải pháp để thực hiện đồng bộ kêt hợp các phương án - Giải pháp về thể chế, chính sách và tổ chức

+ Củng cố Ban chỉ huy PCCCR cấp xã;

+ Quy hoạch và xây dựng lực lượng PCCCR cấp xã; + Xây dựng quy ước của cộng đồng về PCCCR;

+ Xây dựng quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của lực lượng PCCCR các cấp;

+ Xây dựng chế độ đãi ngộ cho những người tham gia công tác PCCCR;

+ Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác PCCCR

- Giải pháp về tuyên truyền và xã hội hóa công tác PCCCR

+ Tổ chức các khóa tuyên truyền cho cộng đồng về chính sách Nhà nước; Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng trong PCCCR;

+ Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật PCCCR, nghiệp vụ quản lý lửa rừng cho các lực lượng chuyên ngành, cán bộ quản lý và chuyên trách lâm nghiệp, chủ rừng, các tổ đội chữa cháy rừng;

+ Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR;

+ Viết bài và phát tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác PCCCR.

- Giải pháp khoa học công nghệ

+ Phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; Truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng; Huy động lực lượng, phương tiện và tổ chức chữa cháy rừng;

+ Quy hoạch xây dựng các công trình PCCCR: Hệ thống đường băng xanh, băng trắng cản lửa; Hệ thống thông tin liên lạc... phục vụ dự báo cháy rừng;

+ Các biện pháp lâm sinh trong PCCCR như trồng rừng hỗn giao, chọn các loại cây trồng chống chịu lửa; Xử lý thực bì ...

+ Ứng dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ PCCCR tiên tiến.

4.3.2.2. Xây dựng quy ước PCCCR ở cấp thôn có sự tham gia

- Biên soạn quy ước: Quy ước thôn bản về quản lý lửa rừng được xây dựng theo phương pháp cùng tham gia. Quá trình tham gia sẽ được thực hiện

bắt đầu bằng thảo luận trong nhóm nhỏ 5 cán bộ quản lý và chủ rừng (người dân) để xác định nội dung của quy ước. Sau đó giao cho những cán bộ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý lửa rừng ở địa phương biên soạn quy ước.

- Hoàn thiện quy ước: Hoàn thiện quy ước thôn bản về cộng đồng tham gia quản lý lửa rừng được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia. Trước hết quy ước được phản biện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý lửa rừng và xây dựng quy ước thôn bản. Sau đó nó được hoàn thiện nhờ đóng góp ý kiến của người dân trong cuộc họp thôn bản. Cuối cùng Chính quyền phê duyệt và chính thức đưa vào áp dụng trong cộng đồng.

Từ kết quả nghiên cứu của nội dung 2 về “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình PCCCR trong cộng đồng dân cư”, tác giả cùng nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và xây dựng những quy ước có thể triển khai đem lại những hiệu quả nhất định tại tại những điểm điều tra mà đề tài nghiên cứu.

- Dự kiến các nội dung của quy ước PCCCR cấp thôn, bản sẽ như sau:

+ Quy định vùng quản lý rừng của cộng đồng: Tổng diện tích rừng cộng

đồng thôn .... được quản lý bởi Quy ước này được cập nhật theo số liệu diễn biến rừng được cung cấp bởi Ngành, ban chuyên trách.

+ Những việc khuyến khích làm đối với cộng đồng:

∙ Ứng dụng lồng ghép tri thức địa phương và khoa học kỹ thuật phù hợp

trong công tác PCCCR tại cộng đồng.

Khi khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ không nên sử dụng hình thức đốt lửa.

∙ Chăn thả gia súc không nên đốt lửa sưởi.

∙Khi phát hiện có cháy rừng cần nhanh chóng cảnh báo cho mọi người

biết và cùng tham gia chữa cháy.

Những việckhông được làm

Xử lý vi phạm và bồi thường

1. Nghiêm cấmđốt nương làm rẫy trong mùakhô hanh.

- Người vi phạm lần thứ nhất thì phải đóng góp bắt buộc 50.000 đồng cho Ban Quản lý thôn, thu giữ dụng cụ, tang vật vi phạm, thông báo cho tất cả nhân dân trong thôn cùng biết. Từ lần thứ 2 vi phạm trở đi thì phải đóng góp bắt buộc 100.000 đồng cho Ban Quản lý thôn; thu giữ dụng cụ, tang vật vi phạm. Người vi phạm không đượchưởng các hỗ trợ của Nhà nước (gạo, tiền...) trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR trong thời hạn 1 năm kể từ khi vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm không được xem xét bình chọn hộ đạt thành tích thi đua khen thưởng của thôn (gia đình văn hóa,...).

- Ngoài việc xử lý theo Quy ước, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì Ban Quản lý thôn phải nhanh chóng chuyển hồ sơ vụ việc và tang vật, phương tiện vi phạm đến cấp có thẩm quyền (UBND xã và Kiểm lâm) để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Nghiêm cấm dùng lửa để khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 70)