Nguyên nhân gây cháyrừng ở Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 39 - 47)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng và nguyên nhân cháyrừng ở huyện Vị Xuyên

4.1.2. Nguyên nhân gây cháyrừng ở Vị Xuyên

Từ thực trạng cháy rừng của huyện Vị Xuyên cho thấy tình hình cháy rừng trong những năm gần đây của huyện có sự chuyển biến tích cực hơn nhưng khơng vì thế mà công tác PCCCR được lơ là, không chú trọng. Để công tác PCCCR hiệu quả cần phải giải quyết các vấn đề phát sinh ảnh hưởng công tác PCCCR, các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, các nguyên nhân làm cho tình hình cháy vẫn rất khó kiểm sốt.

2% 74% 24% Rừng tự nhiên Rừng trồng Tràng cỏ, cây bụi

Bảng 4.3 Kết quả điều tra nguyên nhân gây cháy rừng trong các cộng đồng thôn bản tại huyện Vị Xuyên

Đối tượng

PV Nguyên nhân gây cháy rừng trong các cộng đồng

Cán bộ huyện Vị

Xuyên

- Nguyên nhân chính là do người dân đốt nương rẫy làm cháy lan vào rừng và phát đốt rừng để làm nương.

- Dùng lửa để khai thác gỗ, đốt củi lấy than và đốt ong lấy mật.

- Thị thường buôn bán lâm sản tại địa phương và khu vực trước đây diễn ra khá phổ biến do thuận lợi về giao thông nên việc giao thương hàng hóa rất thuận lợi, trong khoảng vài năm gần đây đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ và đặc dụng.

Xã Lao Chải

- Do người dân đốt nương rẫy và đốt rừng làm nương rẫy gây cháy rừng.

- Dùng lửa không cẩn thận khi đi lấy củi.

- Sơ ý khi dùng lửa khi đi xuyên qua rừng (đi lại qua các bản khác).

- Người dân chưa thực sự quan tâm đến cơng tác PCCCR vì rừng do xã quản lý.

- Sử dụng lửa để săn bắt động vật.

Bản Phùng – Xã Lao Chải

- Do người dân đốt nương làm cháy lan vào rừng.

Bản Lùng Chu Phùng – Xã lao Chải

- Ý thức của người dân kém, khi đốt nương khơng có biện pháp đảm bảo an toàn, thường đốt vào chiều tối và không trông coi. Thời điểm đốt nương là thời điểm thời tiết hanh khơ, gió Bắc mạnh, nếu khơng đốt đúng kỹ thuật sẽ rất dễ bị

Đối tượng

PV Nguyên nhân gây cháy rừng trong các cộng đồng

bén lửa vào rừng.

Xã Trung Thành

- Nguyên nhân chính là do người dân khơng cẩn thận khi đốt nương làm rẫy.

- Đem lửa vào rừng khi thu hái lâm sản (lấy chít, dược liệu…) - Đốt ong lấy mật.

- Cháy lan từ xã khác sang.

Bản Tàn – Xã Trung Thành

- Do cháy lan từ xã Bạch Ngọc sang.

- Do đem lửa vào rừng khi thu hái lâm sản ngồi gỗ.

Thơn Trung Sơn – Xã Trung Thành

- Nguyên nhân chính là do cháy lan từ xã khác sang.

- Nguyên nhân là do đem lửa vào rừng khi thu hái lâm sản. - Dùng lửa khi đi lấy củi.

Xã Thuận Hòa

- Nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng ở xã là do người dân thiếu ý thức về việc PCCCR, họ thường đem lửa vào rừng khi đi thu hái lâm sản và khai thác gỗ, do bất cẩn gây cháy rừng. - Dùng lửa đốt ong lấy mật.

- Các vụ cháy khác xảy ra là do đốt nương rẫy không đúng kỹ thuật, do đốt gỗ, củi lấy than.

Thôn Lũng Pù – Xã Thuận Hòa

- Đem lửa vào rừng khi lấy củi. - Đốt lửa sưởi.

Nhìn chung các vụ cháy đều xảy ra do người dân khi đi rừng dùng lửa bất cẩn gây cháy.

Thơn Hịa Bắc – xã Thuận Hòa

Do ý thức của người dân chưa cao, họ thường sử dụng lửa khi đi lấy củi, đi chăn thả gia súc đốt sưởi ấm nhưng khi về không dập lửa dẫn đến cháy lan vào rừng.

Dựa vào số liệu thu thập ở bảng 4.2 tác giả đánh giá như sau: có 3 ngun nhân chính dẫn đến cháy rừng và 6 nguyên nhân khác làm cho tình hình cháy rừng vẫn rất khó kiểm sốt.

- Các nguyên nhân chính:

+ Do người dân đốt nương rẫy làm cháy lan vào rừng và phát đốt rừng để làm nương. Vì điều kiện địa hình, thổ nhưỡng tương đối khó khăn, đồi núi thấp là chủ yếu có ít diện tích canh tác nơng nghiệp nên đa phần người dân tại các thôn, các xã mà đề tài nghiên cứu đều coi canh tác nương rẫy là hoạt động chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm cho mình.

Bảng 4.4 Diện tích các loại hình canh tác chính tại 6 thơn, 3 xã nghiên cứu

Thơn Diện tích các loại hình canh tác chính (đơn vị: ha)

Đất nương Đất ruộng Đất vườn Rừng

Lao Chải Bản Phùng 211.4 107.3 513.4 Lùng Chu Phùng 115.1 99.5 332.2 Thuận Hòa Lũng Pù 229.7 72.8 769.2 Hòa Bắc 350.1 287.7 72.6 321.7 Trung Thành Bản Tàn 241.5 109.1 536 Trung Sơn 179.4 243.9 55.8 582.1 Quá trình canh tác nương rẫy các hộ dân đa phần là do ý thức kém và khơng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên gây cháy lan.

Hình 4.2: Đốt rừng làm nương rẫy (Thuận Hịa – tháng 9/2015)

+ Dùng lửa để khai thác gỗ, đốt củi lấy than và đốt ong lấy mật: theo thống kê của hạt kiểm lâm huyện Vị Xuyên thì hoạt động khai thác gỗ, than đốt từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ (lấy mật ong) vẫn xảy ra và có diễn biến hết sức phức tạp. Người dân tham gia những hoạt động này đa phần là các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn lương thực thực phầm và ở xa chính quyền nên hoạt động khai thác của họ rất khó để kiểm sốt. Trong q trình đi rừng, do sử dụng lửa bất cẩn, vô ý họ đã gây nên cháy rừng. Song song đó tâm lý lo sợ khơng hơ hào mọi người nên đến khi cháy lan rộng thì các lực lượng mới có mặt để giải quyết là khơng kịp thời.

Hình 4.3: Khai thác gỗ rừng đốt lấy than củi (Trung Thành - tháng 8/2015

Hình 4.4: Đốt ong lấy mật (Trung Thành – tháng 8/2015)

- Thị thường buôn bán lâm sản tại địa phương và khu vực trước đây diễn ra khá phổ biến do thuận lợi về giao thông nên việc giao thương hàng

hóa rất thuận lợi, trong khoảng vài năm gần đây đã giảm đáng kể nhưng vẫn cịn ảnh hưởng đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ và đặc dụng. Việc các thương lái Trung Quốc đẩy mạnh thu mua lâm sản thời gian đầu cũng khiến tình hình quản lý gặp nhiều khó khăn. Hai ba năm gần đây các thương lái Trung Quốc đã giảm hẳn tình trạng thu mua lâm sản nên cơng tác quản lý bảo vệ cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Hình 4.5: Khai thác trộm gỗ rừng ở Vị Xuyên (Thuận Hòa – tháng 5/2015)

Ngồi ra cịn một số các ngun nhân khác như:

 Ở một số xã do sợ ảnh hưởng đến thành tích nên đã khơng khai báo, do đó huyện khơng xác định được tình hình cháy rừng để có biện pháp PCCCR và các biện pháp hỗ trợ cho công tác PCCCR một cách phù hợp, hiệu quả, do đó dẫn đến tình trạng cháy rừng càng diễn biến xấu hơn.

 Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra cháy rừng không đáp ứng được yêu cầu đặt ra (thực tế nhiều vụ chữa cháy rừng ở các địa

 Phương tiện, dụng cụ phục vụ cho chữa cháy rừng rất thô sơ, do vậy hiệu quả của việc chữacháy khơng cao.

 Kinh phí cho cơng tác PCCCR còn hạn hẹp nên không kịp thời động viên, khuyến khích cho người trực tiếp tham gia PCCCR.

 Công tác điều tra xử lý các vụ cháy rừng chưa triệt để, còn nhiều vụ chưa làm rõ được đối tượng để xử lý kịp thời. Hoặc có những vụ xác định được đối tượng nhưng có biểu hiện bao che.Hình thức xử lý các đối tượng vi phạm quá nhẹ nhàng nên khơng đủ tính răn đe, do đó tại nhiều địa phương mặc dù đã xử phạt nhưng vẫn tái diễn vi phạm.

 Nhận thức của người dân về tác hại của cháy rừng còn rất thấp, đại bộ phận người dân ở các cộng đồng chưa quan tâm đến công tác PCCCR.

 Ngồi ra cũng có một số ít các trường hợp cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên như sét đánh, …

* Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến cháy rừng trên địa bàn huyện Vị Xuyên:

- Về thực trạng:

+ Địa hình phức tạp, đồi núi thấp là chủ yếu nên việc canh tác nương rẫy

của người dân là phổ biến, đốt nương, chăn thả gia súc,… là hoạt động thường xun diễn ra, thêm vào đó khí hậu và lượng mưa cũng tạo điều kiện cho người dân canh tác. Vì thế diễn biến cháy rừng là rất khó lường.

+ Diện tích rừng trên tồn huyện là lớn nên công tác quản lý bảo vệ, kiểm tra phát hiện sớm gặp nhiều khó khăn. Loại rừng bị cháy lại chủ yếu là rừng trồng cho thấy lồi cây trồng (đa phần là những lồi có khả năng kháng lửa kém kết hợp nhóm cây chứa tinh dầu lại phát triển mạnh) cũng ảnh hưởng phần nào đến thực trạng cháy rừng của huyện.

+ Huyện có các thành phần dân tộc là khác nhau nên hình thức canh tác, hoạt động văn hóa, phong tục tập quán là khác nhau ảnh hưởng lớn đến công tác PCCCR áp dụng trên địa bàn.

- Về nguyên nhân:

+ Đa phần do ý thức của người dân là chủ yếu, các hoạt động như canh tác, khai thác lâm sản trái phép,… là những nguyên nhân trực tiếp tác động đến rừng và có thể gây cháy rừng rất cao.

+ Trình độ dân trí của người dân cịn thấp nên rất khó khăn trong cơng tác tun truyền quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền PCCCR.

+ Tình trạng bệnh thành tích (giấu giếm, che đậy, khơng báo cáo đầy đủ và chi tiết tình hình cháy rừng) của các xã gây tác động tiêu cực đến công tác PCCCR.

+ Kinh phí hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện, cơng cụ hỗ trợ cịn thiếu sót rất nhiều vè thế cũng ảnh hưởng nhiều đến PCCCR tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​ (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)