Vai trò của chu kỳ tế bào trong việc hình thành khố iu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của vitamin c lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày​ (Trang 30 - 31)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.3 Vai trò của chu kỳ tế bào trong việc hình thành khố iu

Những bất thường trong việc điều hòa chu kỳ tế bào có thể dẫn tới việc hình thành các khối u. Như đã nói, một số gen như các gien ức chế chu kỳ tế bào (RB, p53...) khi bị đột biến có thể khiến tế bào sinh sản mất kiểm soát và hình thành khối u. Mặc dù chu kỳ tế bào khối u bằng hay dài hơn tế bào bình thường, trong các khối u tỉ lệ tế bào trong trạng thái sẵn sàng phân bào so với các tế bào ở trạng thái pha G0 cao hơn nhiều so với các tế bào bình thường;

trong khi đó các tế bào bị chết hay già lão vẫn không thay đổi. Chính vì thế mà tính tổng cộng thì số tế bào khối u sẽ từ từ tăng dần lên [47].

Những tế bào đang trải qua chu kỳ một cách tích cực là mục tiêu trong các liệu pháp chữa bệnh ung thư vì các DNA của chúng bộc lộ tương đối rõ rệt trong quá trình phân bào và vì vậy chúng dễ bị tổn thương bởi các loại thuốc hay tia bức xạ. Việc này được tận dụng tối đa trong việc điều trị ung thư bởi một phương pháp mang tên là debulking, lúc này một số lớn các tế bào khối u bị loại bỏ và điều này khiến một số lớn tế bào khối u còn trong pha G0 bị chuyển sang pha G1 (do dinh dưỡng, ôxi, nhân tố sinh trưởng,... dồi dào hơn vì các tế bào giảm đi). Các tế bào này nhanh chóng bị tiêu diệt bởi tia bức xạ hay thuốc ngay khi mới chớm thực thi chu kỳ tế bào [47]. Nhìn chung, các tế bào dễ bị tổn thương nhất vào cuối pha M và vào pha G2, còn sức chống chịu đối với bức xạ cao nhất ở cuối pha S. Đối với những tế bào có chu kỳ dài và pha G1 dài, chúng cũng có sức kháng cự tốt ở cuối pha G1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của vitamin c lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày​ (Trang 30 - 31)