Mục tiêu của quản lý truyền thông thương hiệu của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý truyền thông thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank (Trang 33 - 35)

- Tạo sự nhận biết thương hiệu: Thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt khi cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Các ngân hàng cần xây dựng thương hiệu với những điểm khác biệt, độ nhận diện cao, được quốc tế hóa và truyền tải được những giá trị độc đáo, vừa đúng lúc, vừa xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng. Chẳng hạn, Vietcombank, một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản hàng đầu với cơ cấu thu nhập đa dạng, dẫn đầu thị trường ở nhiều mảng sản phẩm dịch vụ. Được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất ngành ngân hàng, trong nhiều năm liền, Vietcombank duy trì vị thế dẫn đầu về chỉ số sức mạnh thương hiệu toàn quốc để trở thành 1 trong 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam suốt hơn 1 thập kỷ qua. Không những thế, thương hiệu của nhà băng này

còn được khẳng định trên thị trường quốc tế.

- Tạo sự quan tâm đến thương hiệu: Những thông tin mạng xã hội và tiếp cận công nghệ đã làm thay đổi quan niệm của người dùng. Họ yêu thích những thương hiệu ngân hàng hiện đại, luôn cải tiến công nghệ để đem lại sự tiện lợi cao nhất và mức phí thấp nhất. Hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành ngân hàng tại phòng giao dịch, chi nhánh hay kênh online cũng cần được tối ưu để hạn chế lượng khách hàng rời bỏ.

- Cung cấp thông tin về thương hiệu: Việc cung cấp thông tin về thương hiệu của Ngân hàng sẽ tạo nên tin tưởng và uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Với loại hình kinh doanh dịch vụ dựa trên niềm tin và uy tín, việc thể hiện đầy đủ thông tin về thương hiệu của Ngân hàng sẽ tạo thế vững chắc, níu giữ khách hàng đến với Ngân hàng đó.

- Củng cố và phát triển thương hiệu: Việc tập trung quản lý các hoạt động truyền thông thương hiệu của Ngân hàng sẽ giúp nhà quản lý định vị được giá trị thương hiệu của Ngân hàng mình, từ đó, tiếp tục phát triển và củng cố thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tăng nhu cầu sản phẩm, dịch vụ: Hoạt động quản lý truyền thông thương hiệu của Ngân hàng đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt được đối tượng mục tiêu và chính sách phát triển của Ngân hàng mình hướng tới, để từ đó thúc đẩy nhu cầu sản phẩm. Cùng một sản phẩm, dịch vụ có thể làm vừa lòng khách hàng này, nhưng lại phật lòng nhóm khách hàng khác. Mỗi khu vực, địa bàn, điều kiện, môi trường khách hàng khác nhau sẽ tạo nên những giá trị sản phẩm, nhu cầu dịch vụ khác nhau. Do đó, quản lý truyền thông thương hiệu vừa là khoa học xã hội vừa là nghệ thuật. Người quản lý truyền thông thương hiệu cần có những phương pháp và công cụ thực hiện truyền thông hiệu quả, sử dụng linh hoạt các giải pháp truyền thông khác nhau cho từng đối tượng truyền thông (bên trong, bên ngoài) để đạt được mục tiêu như mong đợi là cả một nghệ thuật. Từ phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả thị trường, đến việc đưa ra các lời đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp và thực hiện các chương trình hành động linh hoạt đã được lập kế hoạch để phục vụ

20

quyền lợi doanh nghiệp là sự phối hợp giữa khoa học và nghệ thuật…

Một phần của tài liệu Quản lý truyền thông thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank (Trang 33 - 35)