Tình hình dân sinh kinh tế xã hội của xã An Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 38 - 41)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NHIÊN CỨU

3.4. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội của xã An Lạc

3.4.1. Dân số, dân tộc.

Xã An Lạc là một xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là 11.960,53 ha, có 12 thơn, với tổng số 787 hộ gia đình, số nhân khẩu là 3633 người trong đó số nhân khẩu là dân tộc ít người là: 2920 người, đây là nơi sinh sống của các dân tộc: Tày, Sán Chí, Sán trắng, Hoa, Kinh. Trong đó người Kinh, Tày, Sán Chí là chủ yếu

3.4.2. Điều kiện dân sinh.

- Y tế: Xã có một trạm y tế xã kiên cố, 1 bác sỹ, 3 y tá và 6 y tế thôn bản. Tỷ lệ người dân nơi đây tham gia vào hình thức bảo hiểm y tế là 100%,

hay nói cách khác 100% nhân khẩu ở địa phương được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, tuy nhiên điều kiện khám chữa bệnh vẫn cịn khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu trong khám chữa bệnh, do thiếu thốn nhiều trang thiết bị, trong khám chữa bệnh và thuốc men.

- Giáo dục: Xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, từ cấp trung học phổ thông phải học ở An Châu cách trung tâm xã hơn chục km, xã đã đạt phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc hay học nghề đạt 80%.

- Giao thơng: Xã có 23 km đường trục xã, trong đó mới có 2,18 km được bê tơng hố, hầu như hệ thống giao thơng của xã chỉ được cứng hóa hệ thống đường trục chính của xã, việc đi lại của người dân địa phương còn nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa, đường lầy lội trơn trượt, khó khăn nhất là học sinh đi học, nước lên cao không đi qua được suối nên phải nghỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.

- Thuỷ lợi: Xã có 7 hồ chứa nước nhỏ, đã cứng hoá được 7,75km, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục phụ cho sản xuất của địa phương

- Văn hoá xã hội: Xã có một điểm văn hố xã có sách báo phục vụ người dân đến đọc báo, hay các sách liên quan đến sản xuất nơng lâm nghiệp, chính sách pháp luật của nhà nước, các thơn đều có hệ thống loa truyền thanh phục vụ cho việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước, các công việc của thôn bản.

- Điện nước: Hệ thống điện lưới quốc gia đã được phủ kín tồn xã, tỷ lệ HGĐ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 70,81%.

3.4.3. Cơ cấu đất đai của xã.

- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 11.516,8 ha Trong đó:

• diện tích đất lâm nghiệp là: 9.483,17 ha, chiếm 82,3 % • diện tích đất thổ cư là: 54,98ha, chiếm 0,5 %

• diện tích đất chun dùng là: 64,79 ha, chiếm 0,6% • diện tích đất chưa sử dụng là: 1.532,9 ha, chiếm 13,3%

Đất NN Đất LN Đất thổ cư Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng

Hình 3.1: Cơ cấu đất đai của xã An Lạc.

Qua cơ cấu đất đai của xã An Lạc cho thấy đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất tới 82,3 % và đất chưa sử dụng chiếm tới 13,3% tổng diện tích đất tự nhiên nơi đây, đó là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 38 - 41)