Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 52 - 54)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương tới TNR

4.2.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự rừng ( FAO, 1995) [5, tr.14]. LSNG là một tiềm năng và đóng vai trị quan trọng trong đời sống của nhân dân, đặc biệt đối với người dân sống trong và xung quanh rừng. Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ, dược liệu, đến giải quyết công ăn việc làm bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt cho người dân, đặc biệt là những người dân nghèo [5, tr.33]

Qua điều tra tại khu vực nghiên cứu, người dân điạ phương thường khai thác các dạng LSNG chính như: Nhóm cây làm thuốc, rau củ quả, lấy mật ong và săn bắn động vật.

Kết quả nghiên cứu về mức độ và khối lượng khai thác LSNG của các HGĐ tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Mức độ khai thác và khối lượng khai thác LSNG của HGĐ.

Dân tộc Số hộ tham gia Tỷ trọng (%) Số lần KTTB (lần/tháng)

Khối lượng trung bình các loại LSNG Cây làm thuốc (kg/tháng) Rau, măng, củ, quả (kg/tháng) Mật ong (lit/tháng) Săn bắn động vật (kg/tháng) Sán Chí 29 96,7 10,5 3,2 12 0,3 0,3 Tày 29 96,7 9,6 2,6 10 0,1 0,5 Kinh 27 90,0 8,4 1,7 9 0 0,2 TB 94,4 9,5 2,5 10,3 0,2 0,3

Nhận xét:

- Qua bảng 4.6 nhận thấy trong tất cả các loại hình khai thác LSNG thì các HGĐ người Sán Chí đều khai thác nhiều hơn các HGĐ của các dân tộc còn lại và số lần vào rừng khai thác khai thác LSNG cũng cao nhất 10,5 lần/tháng, các HGĐ người Tày là 9,6, các HGĐ người Kinh là 8,4.

- Các loài cây thuốc mà người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu khai thác chủ yếu là Ba kích, Nấm lim (linh chi ), Đằng Đằng, Sâm Nam, Khúc Khắc… trong đó 2 loại là Ba Kích, Nấm Lim có giá trị kinh tế cao trên thị trường nên đã bị khai thác nhiều nên số lượng hiện tại rất hạn chế.

- Các loại rau, củ, quả, măng thì người dân khai thác phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của HGĐ như: Măng giang, măng nứa, quả trám, sấu, dẻ và các loại rau rừng trung bình mỗi HGĐ khai thác 10,3 kg/tháng loại này để phục phụ sinh hoạt cho HGĐ.

- Săn bắn động vật hoang dã do số lượng cịn ít và ở sâu trong rừng và sự kiểm soát của kiểm lâm địa bàn nên việc săn bắn ở đây bị hạn chế rất nhiều so với trước, người dân chỉ thỉnh thoảng mới bắt được một con lợn rừng hoặc hươu…động vật người dân ở đây khai thác chủ yếu là: Sóc, các loại chim, đũn (chuột rừng), gà rừng, rắn, cầy… bằng các dụng cụ như cuốc hang, đặt bẫy.

- Việc khai thác ong của người dân địa phương ở đây diễn ra thường xuyên các hộ thường lấy cả mật ong lẫn con ong, điều này ảnh hưởng rất lớn đến số lượng ong khai thác qua mỗi mùa việc khai thác ong chủ yếu bằng lửa do vậy nguy cơ cháy rừng là rất cao.

- Ngồi ra các HGĐ cịn khai thác nhiều loại lâm sản khác như: Tre, Nứa, Song, Mây… để phục vụ cuộc sống sinh hoạt như làm hàng dào, rổ giá, phên che chắn. Đặc biệt tại khu vực nghiên cứu có hình thác khai thác nhựa Trám có thể nói đây là hình thức khai thác ít tác động tới TNR nhất mà vẫn

mang lại thu nhập cho người dân địa phương (hình thức khai thác như khai thác mủ cây Cao Su).

- Các nguyên nhân của việc suy giảm thực vật LSNG tại khu vực nghiên cứu, là do người dân khai thác không đúng cách, lịch thu hái, cường độ khai thác cao, thị trường tiêu thụ, hiệu lực pháp luật chưa cao…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)