Cơ cấu đất canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 54 - 56)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương

4.3.1. Cơ cấu đất canh tác

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng. Số lượng, diện tích đất đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định . Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình...

Bảng 4.7. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ tại khu vực nghiên cứu.

STT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 5130,0 23 2 Đất lâm nghiệp 17053,5 74

3 Đất ở 726,5 3

23% 74% 3% Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất ở

Hình 4.2. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ.

Qua bảng 4.7 và hình 4.2 cho thấy tại khu vực nghiên cứu các hộ có 3 loại đất là: (1) đất nông nghiệp, (2) đất lâm nghiệp, (3) đất thổ cư, qua điều tra cho thấy đất lâm nghiệp của các HGĐ mới được các cơ quan chức năng cấp cho đầu năm 2011 theo nghị định số 02/CP giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, HGĐ vào mục đích lâm nghiệp, đây là cơ sở rất tốt để khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển TNR nơi đây và tăng thu nhập cho HGĐ

Qua điều tra ở khu vực nghiên cứu cho thấy ở đây có nhiều hộ gia đình đã tách hộ ra ở riêng nhưng do nhiều lý do vẫn chưa được cấp sổ quyền sử dụng đất, đây là khó khăn của các hộ khi muốn vay vốn để phát triển kinh tế HGĐ vì đây là tài sản có giá trị nhất của người dân nơi đây khi muốn tiếp cận các nguồn vốn khi cần.

Trong các loại đất của HGĐ thì diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, diện tích đất nơng nghiệp, đất ở thấp, với diện tích đất này chưa đáp ứng các

nhu cầu sinh hoạt của HGĐ nên người dân nơi đây vẫn tác động vào rừng cho dù biết đó là vi phạm quy chế quản lý và bảo vệ rừng.

Qua bảng cho thấy các HGĐ trong khu vực khơng có diện tích đất mặt nước để ni trồng thuỷ sản cung cấp thực phẩm hàng ngày, đây là vấn đề cần có quy hoạch của các cơ quan chức năng nơi đây vì tại khu vực nghiên cứu có nhiều con suối nhỏ có thể đắp làm ao ni thuỷ sản thuận lợi vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 54 - 56)