Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương tới TNR
4.2.3. Chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng
Chăn thả gia súc trên rừng là thói quen được hình thành từ lâu đời của người dân sống trong rừng và gần rừng. Gia súc chủ yếu được thả rơng chỉ khi ngày mùa mới được tìm về hoặc khi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt như: ma chay, cưới xin, tế lễ… hoặc bán, gia súc tự kiếm ăn trên rừng và tự sinh sản khơng có sự can thiệp của con người.
Tại khu vực nghiên cứu, qua điều tra gia súc được chăn thả trên rừng chủ yếu là Trâu ngồi ra cịn có Bị và Dê nhưng số lượng khơng đáng kể. Việc chăn nuôi gia súc của người dân ở địa phương chủ yếu là chăn thả vào rừng, trước năm 2008 hầu như tất cả gia súc tại khu vực nghiên cứu được thả trong rừng vài ngày các hộ mới vào kiểm tra một lần, hay mới cho gia súc về khi có mùa vụ, cần sức kéo, phục vụ sinh hoạt, bán…các hộ hầu như khơng có chuồng trại kiên cố cho gia súc, khơng có thức ăn dự trữ cho gia súc nên đã có nhiều gia súc bị chết rét trong rừng gây thiệt hại lớn cho người dân địa phương, sau đó người dân nơi đây đã có sự thay đổi, hầu hết các hộ đã làm chuồng trại
cho gia súc trú rét vào mùa đông, và hạn chế thả rông gia súc dài ngày nhất là trong mùa đông.
Bảng 4.5 Mức độ chăn thả gia súc của các HGĐ
Dân tộc Số hộ tham gia Tỷ trọng (%) Số lần chăn thả TB (lần/tuần) Số lượng gia súc TB (con/HGĐ) Sán Chí 26 86,7 6,2 3,1 Tày 26 86,7 5,8 2,6 Kinh 22 73,3 5,1 2,1 Trung bình 24,7 82,2 5,7 2,6 Nhận xét:
- Qua bảng 4.5 cho thấy tại khu vực nghiên cứu có 74/90 HGĐ tham gia vào việc chăn thả ra súc trên rừng, chiếm 82,2% số HGĐ điều tra, trung bình mỗi HGĐ chăn thả trung bình là 5,7 lần/tuần và trung bình mỗi hộ có 2,6 con gia súc.
- Số HGĐ người Sán Chí và người Tày tham gia chăn thả gia súc là 26, còn số hộ người kinh là 22. Số lượng gia súc của HGĐ người Sán chí là cao nhất trung bình là 3,1 con/hộ, sau đó là người Tày 2,6 con/hộ và cuối cùng là người kinh 2,1 con/hộ. Số lần chăn thả gia súc cũng giảm dần từ người Sán chí, người Tày, người Kinh với tỷ lệ lần lượt là 6,2; 5,8; 5,1
- Qua điều tra cho thấy tại khu vực nghiên cứu chưa có bãi quy hoạch cho chăn thả gia súc. Do vậy việc chăn thả gia súc trong rừng ảnh hưởng rất lớn đến TNR vì số lượng gia súc ngày càng đơng, chúng ăn lá cây non làm ảnh hưởng tới lớp cây tái sinh của rừng, dẫm đạp làm ảnh hưởng tới các lồi thực vật LSNG, làm thay đổi mơi trường sống của động vật hoang dã…
- Thu nhập chủ yếu của người dân nơi là trồng trọt và chăn nuôi do vậy để giảm bớt những tác động tiêu cực của việc chăn thả gia súc tới TNR và nâng
cao đời sống của người dân địa phương cần phải có chiến lược cho việc phát triển chăn nuôi gia súc nơi đây một cách phù hợp.