Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của HGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 79 - 80)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi của

4.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của HGĐ

Khai thác các sản phẩm từ rừng bất hợp pháp vẫn đóng vai trị quan trọng trong tổng thu nhập của các HGĐ, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo do vậy cần nâng cao thu nhập của các HGĐ bằng cách tăng thu nhập từ các hoạt động canh tác rừng hợp pháp, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập từ các hoạt động khác như kinh doanh, làm thuê…, phát huy các thế mạnh của địa phương như các ngành nghề phụ.

Để tăng năng suất cây trồng vật nuôi, hiện tại các xã đều có cán bộ khuyến nông, đây là cơ sở rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phương, phát huy hơn nữa vai trò của khuyến nông cơ sở, trong việc định hướng và hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân địa phương sử dụng các giống cho năng suất cao và phù hợp với đất đai khí hậu địa phương.

Đầu tư hơn nữa cho công tác chăn nuôi tại nhà qua điều tra thu nhập của HGĐ cho thấy chăn ni tại nhà đóng một tỷ lệ thấp. Phát huy hơn nữa các mơ hình chăn ni cho thu nhập cao ở địa phương như mơ hình ni gà đồi, mơ hình ni lợn rừng…để khuyến khích người dân đầu tư, nhất là mơ hình ni lợn rừng đã có ở đây. Lợn rừng cho thu nhập cao trên thị trường hiện tại khoảng 300.000đ/ kg thịt lợn hơi và thị trường tiêu thụ rất thuận lợi, lợn rừng hầu như không bị bệnh, thức ăn của chúng chủ yếu là các sản phẩm nơng nghiệp sẵn có tại địa phương.

Tăng thu nhập cho HGĐ bằng các ngành nghề thủ công, các hoạt động phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)