Các nguyên nhân cơ bản khác dẫn tới những tác động bất lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 64 - 77)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương

4.3.6. Các nguyên nhân cơ bản khác dẫn tới những tác động bất lợi của

người dân địa phương tới TNR tại KBTTN Tây Yên Tử

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những tác động của người dân tới TNR như: Nguyên nhân về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ … trong khuôn khổ luận văn xin đề cập đến 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân về kinh tế và nguyên nhân xã hội.

4.3.6.1. Các nguyên nhân về kinh tế

Các nguyên nhân về kinh tế bao gồm: Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về lương thực, nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về tiền mặt, nhu cầu chất đốt, nhu cầu thị trường, cơ hội sinh kế …

a, Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực.

Qua điều tra cho thấy lương thực chủ yếu của người dân khu vực nghiên cứu là lúa gạo.

Bảng 4.12: Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lúa gạo của các HGĐ.

Dân tộc Số hộ tham gia Tỷ trọng (%) Diện tích lúa nướcTB (m2) Thu nhập TB từ lúa (triệu/năm) Nhu cầu về lương thựcTB (triệu/năm) Khả năng tự đáp ứng lương thực TB (%) Sán Chí 29 97 1080 2,30 6,20 37 Tày 27 90 900 4,00 6,50 62 Kinh 28 93 1152 4,80 6,00 80 Trung bình 28 93,3 1044 3,7 6,23 59,5

Qua bảng 4.12 cho thấy:

Có 93,3% số hộ điều tra tham gia canh tác lúa nước, diện tích trung bình của mỗi HGĐ là 1044m2 (trong đó người Kinh là 1152 m2, người Sán Chí là 1080 m2 , người Tày là 900m2). Thu nhập về sản xuất lúa nước của HGĐ người Kinh là cao nhất 4,8 triệu đồng/năm, tiếp đó là HGĐ người Tày là 4,0 triệu đồng/năm, thấp nhất là người Sán Chí 2,30 triệu đơng/năm. Nhu cầu về lương thực trung bình của các HGĐ là 6,23 triệu đồng/năm cao nhất là HGĐ người Tày, sau đó là HGĐ người Sán Chí và cuối cùng là HGĐ người Kinh. Về khả năng tự cung cấp lương thực thì HGĐ người Kinh là cao nhất đạt 80%, HGĐ

người Tày đạt 62%, HGĐ người Sán chí là 37% nhu cầu lương thực của HGĐ.

Do diện tích đất trồng lúa nước ít, nhu cầu về lương thực cao, do đó khả năng cung cấp nguồn lương thực lúa gạo là có giới hạn, do vậy để bù lại lượng lương thực cịn thiếu thì người dân phải có các biện pháp bù lại để đảm bảo cuộc sống. Theo điều tra các khoản để bù lượng lượng lương thực còn thiếu của người dân ở đây là: Từ lương, khai thác TNR, trồng thêm cây lương thực như: Ngô,khoai, sắn ở những diện tích đất trồng mầu, vườn hộ, đi làm thuê…trong đó tác động vào TNR là chiếm số lượng hộ tham gia nhiều nhất. b, Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về tiền mặt.

Trong cuộc sống của con người nói chung và người dân tại khu vực nghiên cứu nói riêng có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống không thể tự làm ra được mà phải sử dụng tiền để trao đổi. Đối với người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu người dân sử dụng tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống như: Mua lương thực, thực phẩm, các chi phí thiết yếu trong cuộc sống khác …Các nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi , lương, chợ cấp xã hội, đi làm thuê và khai thác các sản phẩm từ TNR…Song qua điều tra do trình độ, kiến thức của người dân tại khu vực có hạn nên các nguồn thu từ lương, đi làm th ở bên ngồi…khơng phải là thu nhập chính của phần lớn các HGĐ nơi đây, trong khi đó canh tác và khai thác các sản phẩm từ TNR có sức hấp dẫn và đem lại lợi nhuận cao đồng thời các HGĐ dành được thế chủ động.

Bảng 4.13. Thu nhập từ khai thác TNR của các nhóm HGĐ

Đơn vị tính: triệu đồng/năm

TT Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ cận nghèo Nhóm hộ

thốt nghèo Bình qn SL % SL % SL % SL % Tổng thu nhập 9,12 100 12,32 100 7,87 100 9,97 100 1 Khai thác gỗ 0,89 10 0,54 4 0,28 4 0,57 6 2 Chăn thả gia súc 4,85 53 9,71 79 6,31 80 6,97 71 3 Khai thác LSNG 3,38 37 2,07 17 1,28 16 2,24 23

Qua bảng 4.13 cho thấy việc khai thác TNR của người dân tại khu vực nghiên cứu gồm có: Khai thác gỗ, chăn thả gia súc trên rừng và khai thác LSNG. Trong đó tỷ trọng chăn thả gia súc trên rừng chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình của cả 3 nhóm hộ là 71% tổng thu nhập từ khai thác TNR, trong đó nhóm hộ nghèo là 53%, nhóm hộ cận nghèo là 79%, nhóm hộ thốt nghèo là 80% trong tổng số thu nhập từ khai thác rừng của từng nhóm hộ. Khai thác gỗ rừng đem lại thu nhập bình quân 6% tổng thu nhập từ khai thác TNR của các HGĐ, trong đó nhóm hộ thốt nghèo là 4%, nhóm hộ cận nghèo là 4%, nhóm hộ nghèo là 10%, trong tổng số thu nhập từ khai thác rừng của từng nhóm hộ. Khai thác LSNG chiếm 23% trong tổng thu nhập từ khai thác TNR của HGĐ, trong đó nhóm hộ nghèo là 37%, nhóm hộ cận nghèo là 17% và nhóm hộ thốt nghèo là 16% trong tổng số thu nhập từ khai thác rừng của từng nhóm hộ. Trong 3 nhóm hộ thì nhóm hộ cận nghèo có thu nhập từ việc khai thác TNR là cao nhất, sau đó là nhóm hộ nghèo và cuối cùng là nhóm hộ thốt nghèo.

Từ bảng 4.8 và bảng 4.9 tiến hành tổng hợp ta có bảng 4.14

Bảng 4.14. Cân đối thu chi của các nhóm hộ khi có tác động vào TNR

Đơn vị tính: Triệu đồng/năm

TT Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ cận nghèo Nhóm hộ thốt nghèo Bình qn 1 Tổng thu nhập (A) 20,72 33,10 40,18 31,31 2 Tổng chi phí (B) 19,25 26,02 26,42 23,09 3 Cân đối ( C = A – B) 1,47 7,08 13,76 7,22

Qua bảng 4.14 cho thấy tổng thu nhập quy ra tiền trung bình của HGĐ tại khu vực nghiên cứu là 31,31 triệu đồng. Tổng chi phí cho sinh hoạt thiết yếu là 23,09 triệu đồng, còn lại là 7,22 triệu đồng, nhưng ở các nhóm hộ có sự chênh lệch cao. Sau khi cân đối tổng thu và tổng chi thì số tiền cịn lại của nhóm hộ cận nghèo gấp ≈ 5 lần tiền cịn lại của nhóm hộ nghèo, nhóm hộ thốt nghèo gấp ≈ 2 lần tiền cịn lại của nhóm hộ cận nghèo và gấp ≈ 9 lần tiền cịn lại của nhóm hộ nghèo.

Để thấy rõ sự phụ thuộc về mức độ của từng nhóm HGĐ vào TNR, trong q trình tính tốn thu nhập và chi phí của HGĐ tác giả đã bỏ đi hai yếu tố là thu nhập từ khai thác TNR và chi phí bỏ ra cho việc khai thác TNR của cả 3 nhóm hộ, kết quả được thể hiện trong bảng 4.14

Bảng 4.15: Cân đối thu chi của các nhóm hộ khi khơng tác động vào TNR

Đơn vị tính: Triệu đồng/năm

TT Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo cận nghèo Nhóm hộ

Nhóm hộ thốt nghèo Bình quân 1 Tổng thu nhập (A) 11.60 20,78 33,31 21,90 2 Tổng chi phí (B) 17.22 23,04 24,45 21,57 3 Cân đối ( C= A-B) - 5.62 - 2,26 8,86 0,33

Kết quả bảng 4.14 cho thấy bình qn khi HGĐ ở đây khơng tác động vào TNR thì tổng thu nhập được 21,90 triệu/năm và chi phí hết 21,57 triệu/năm và còn dư 0,33 triệu/năm như vậy nếu xét về thu nhập và chi phí trung bình thì người dân nơi đây hiện tại khơng phải có các hành động khai thác TNR hiện tại vẫn đảm bảo cuộc sống như hiện tại lúc tác giả tiến hành điều tra. Nhưng nếu xét riêng từng nhóm hộ thì có sự khác biệt rất lớn qua bảng 4.14 cho thấy nhóm hộ nghèo sau khi cân đối thu chi còn âm 5,62 triệu đồng/năm, nhóm hộ cận nghèo cịn âm 2,26 triệu đồng/năm, duy chỉ có nhóm hộ thốt nghèo cịn dư 8,86 triệu đồng/năm với lượng tiền dư của nhóm hộ thốt nghèo cịn nhiều hơn số tiền bị thiếu của 2 nhóm cịn lại. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào TNR của người dân địa phương ở đây còn cao.

b, Nhu cầu về chất đốt

Qua điều tra hầu hết các HGĐ tại khu vực nghiên cứu sử dụng gỗ củi là chất đốt hàng ngày để đun nấu phục vụ sinh hoạt cho người và chăn nuôi, người dân nơi đây vẫn sử dụng các loại bếp cổ truyền như: Bếp kê gạch, đá hoặc bếp kiềng làm bằng sắt loại ba chân hoặc bốn chân. Một số hộ có điều kiện hơn thì sử dụng bếp ga, bếp điện, bếp than … trong sinh hoạt hàng ngày những tỷ lệ này rất thấp do chi phí bỏ ra cao.

Do đời sống của người dân cịn thấp, do thói quen từ lâu đời chất đốt là củi, và sử dụng gỗ củi làm chất đốt theo hình thức tự cung tự cấp, người dân vào rừng lấy củi về rừng để sử dụng, chỉ phải bỏ công lao động không phải bỏ tiền ra mua, do vậy họ vẫn khai thác tràn lan chưa có ý thức tiết kiệm, người dân địa phương khai thác những cây củi to cứng chắc, không tận dụng các cành con, khai thác để cho sử dụng trong HGĐ một cách thoải mái. Vì vậy đây là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến TNR.

Bảng 4.16: Nhu cầu về chất đốt của HGĐ.

Dân tộc Nhu cầu gỗ củi trung bình (kg/hộ/ngày)

Nhu cầu gỗ củi trung bình (kg/năm/hộ)

Nhu cầu gỗ củi trung bình (Ster/năm) Sán Chí 14,3 5234,4 26,2 Tày 12,6 4586 22,9 Kinh 12,2 4465 22,3 Trung bình 13,2 4761,8 23,8 Nhận xét:

Bình quân mỗi HGĐ tại khu vực nghiên cứu cần 13,2 kg gỗ củi/ngày. 4761,8 kg gỗ củi/năm tương đương với 23,8 Ster gỗ củi/năm (1ster gỗ củi tương đương 200kg gỗ củi). Dân tộc Sán Chí sử dụng củi nhiều nhất 26,2 Ster gỗ củi/năm, Dân tộc Tày sử dụng 22,9 Ster gỗ củi/năm và ít nhất là dân tộc Kinh sử dụng 22,3 Ster gỗ củi/năm.

Về hiện tại nhu cầu chất đốt về gỗ củi nơi đây vẫn được người dân khai thác trên rừng và thoả mãn được nhu cầu của người dân, nhưng tài ngun rừng thì có hạn, nếu khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến TNR do vậy cần phải có nguồn chất đốt khác bổ sung cho nhu cầu chất đốt của người dân địa phương để hạn chế việc khai thác gỗ củi từ rừng.

c, Ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Do nhu cầu gỗ làm nhà, làm đồ nội thất lớn đã đẩy giá gỗ tăng cao, đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên do chất lượng gỗ tốt, mầu sắc và vân gỗ đẹp, nên đã kích thích người dân địa phương khai thác gỗ bất hợp pháp, do lợi nhuận từ việc khai thác gỗ cao dù biết là vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng nhưng họ vẫn làm.

Kinh tế thị trường phát triển các nhà máy xí nghiệp mở ra nhiều tại khu vực, nhưng người dân địa phương ít có cơ hội tìm kiếm được những cơng việc ổn định vì trình độ thấp, chưa được đào tạo, để đảm bảo cuộc sống họ buộc phải tìm các nguồn sinh kế khác, TNR là một nguồn sinh kế mà hiện tại người dân tác động để đảm bảo cuộc sống.

d, Cơ hội sinh kế

Sinh kế được mô tả là tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống để đạt được mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: An ninh lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường cộng đồng – xã hội, cải thiện điều kiện môi trường vật chất, được bảo vệ và tránh khỏi các cú sốc [15, tr.27].

Thực tế cho thấy, xu hướng sinh kế của người dân trong các KBT và VQG tiếp cận theo 3 hướng: Một là người dân tự phát triển nội tại bằng chính nỗ lực của họ và được hỗ trợ một phần từ bên ngoài (từ các chương trình, dự án của nhà nước và tổ chức phi chính phủ, như nâng cao năng suất cây trồng, vật ni, sản xuất hàng hố… Hai là, người dân hướng sinh kế ra bên ngồi như bn bán, đi làm thuê ở địa phương hoặc địa phương khác… Ba là, người dân địa phương tác động vào TNR như khai thác các sản phẩm từ rừng, sử dụng đất rừng để trồng các cây nông nghiệp, công nghiệp, chăn thả gia súc…

Cho đến nay, hướng tiếp cận thứ 3 vẫn là phổ biến ở nhiều nơi, nhất là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa gây bất lợi cho công tác bảo tồn TNR , song chưa thể nâng cao đời sống của các cộng đồng một cách bền vững. Vì vậy đây vẫn là các hoạt động sinh kế tạm thời và vẫn chưa có giải pháp nào triệt để, để giải quyết vấn đề này.

Trong những năm gần đây tại khu vực nghiên cứu đã có những giống cây trồng vật ni được nhà nước trợ giá đưa vào sản xuất nhất là các giống

cây trồng như lúa, ngô và các biện pháp kỹ thuật sản xuất mới cũng đưa vào sản xuất, các mơ hình trình diễn trồng khoai tây, ngơ đơng, ni gà thả đồi nhưng hiệu quả khi áp dụng thực tế cịn thấp, do thói quen canh tác của người dân địa phương cịn lạc hậu, đất đai ít, khả năng đầu tư của người dân cịn có hạn,… do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu nhất là nhu cầu về lương thực cho người dân địa phương, các vật nuôi chủ yếu của HGĐ tại nhà chủ yếu là lợn, gà, vịt,.. số lượng ít, thức ăn cho chúng chủ yếu là tận dụng các sản phẩm nơng nghiệp sẵn có nên năng suất thấp hiệu quả kinh tế khơng cao. Do vậy xu hướng phát triển nội tại vẫn chưa phải là hướng đi mũi nhọn của người dân địa phương.

Bên cạnh việc phát triển nội tại, một số HGĐ có lao động nông nhàn đã tiếp cận với các dịch vụ bên ngồi như đi làm th, cơng việc chủ yếu là thợ xây, phu hồ, buôn bán nhỏ, các nhà máy da giày, may mặc…nhưng số lượng lao động đi làm thuê này so với tổng số lao động của địa phương chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Hoạt động buôn bán, dịch vụ ở địa phương không nhiều và mang tính chất nhỏ lẻ do đường giao thơng đi lại khó khăn chủ yếu là đường đất bị chia cắt bởi địa hình đồi núi, suối nhất là vào mùa mưa, do vậy ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ và trao đổi hàng hóa của người dân địa phương.

Như vậy, cơ hội sinh kế phát triển sản xuất nội tại và phát riển sản xuất hướng ra bên ngoài chưa phát huy hiệu quả đối với phần lớn các HGĐ tại địa phương, do vậy tác động vào TNR là cơ hội có triển vọng nhất để giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt của phần đơng người dân.

Tóm lại, các ngun nhân về kinh tế nêu trên là các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương đến TNR tại KBTTN Tây Yên Tử. Những hình thức tác động là biểu hiện của việc giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của người dân địa

phương, khi mà các hoạt động sản xuất hợp pháp không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của họ.

4.3.6.2. Nguyên nhân về xã hội

Bên cạnh những nguyên nhân kinh tế trực tiếp, nguyên nhân về xã hội là nguyên nhân gián tiếp nhưng cũng quan trọng chi phối những tác động của người dân tới TNR tại KBTTN Tây n Tử, đó là các vấn đề về chính sách, thể chế, nhận thức của người dân…

a. Tác động của các chính sách

Do các hình thức quản lý rừng thay đổi, trước khi có cuộc cải cách ruộng đất rừng chủ yếu được quản lý do các làng bản là chủ yếu, sau khi cải cách ruộng đất Nhà nước nắm toàn quyền sở hữu rừng, các lâm trường, hợp tác xã lâm nghiệp đại diện cho nhà nước quản lý, người dân địa phương tham ra vào hợp tác xã và làm việc cùng nhau và được trả công theo hệ thống thang điểm hay ngày công lao động, và người dân không được phép khai thác tự do như trước nữa, khi các lâm trường được thành lập hầu hết các diện tích rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)