Khai thác gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 47 - 49)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương tới TNR

4.2.1. Khai thác gỗ

Khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp ở rừng bảo tồn trong thời gian dài là nguồn thu nhập chính của người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng. Việc quản lý lỏng lẻo tạo cơ hội để tăng thu nhập cho người dân địa phương nghĩa là có đóng góp cho giảm nghèo nhưng không đảm bảo sinh kế nông thôn bền vững[15, tr 24]

Trước đây khai thác gỗ là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, người dân địa phương làm công nhân hoặc đi khai thác thuê cho các lâm trường Mai Sơn (huyện Lục Nam), lâm trường Sơn Động và do sự quản lý lỏng lẻo của cấp chính địa phương người dân khai thác thuê cho các chủ buôn gỗ lậu. Và việc khai thác gỗ rừng để sử dụng là một điều hiển nhiên hầu như khơng có ai quản lý. Từ khi KBT được thành lập người dân địa phương bị mất đi nguồn gỗ để phục vụ cho gia đình và mất đi nguồn thu nhập từ việc khai thác gỗ như trước. Do đó họ tiến hành khai thác gỗ phi pháp trong rừng KBT.

Việc khai thác gỗ của người dân địa phương thường hướng tới 2 mục đích: Một là để phục vụ cho sinh hoạt gia đình như: Làm nhà ở, bếp, chuồng trại, các vật dụng gia đình…qua điều tra cho thấy việc khai thác gỗ phục vụ sinh hoạt gia đình hầu như xảy ra ở hầu hết các hộ và thường được tiến hành vào những lúc nông nhàn hoặc khi cần sử dụng, đặc điểm của việc khai thác này là người dân thường khai thác đủ dùng. Hai là khai thác gỗ để bán, việc khai thác gỗ để bán thường xảy ra ở những HGĐ nghèo đông con, địa điểm khai thác thường những nơi giáp ranh tránh sự kiểm tra của lực lượng bảo vệ rừng, và thường vào những ngày nghỉ, lễ, tết…thường là những thanh niên khoẻ mạnh để bán cho các chủ gỗ lậu.

Bảng 4.3. Thống kê mức độ khai thác gỗ của các hộ điều tra. Dân tộc Số hộ tham gia Tỷ trọng (%) Số lần vào rừng khai thác TB (lần/hộ/năm) Số lượng gỗ khai thác TB (m3/hộ/lần) Tổng (m3) Sán Chí 27 90 3,30 0,92 3,02 Tày 23 76,7 3,53 0,90 3,18 Kinh 26 86,7 2,76 0,79 2,18 Tổng 76 Tr. bình 84,44 3,20 0,87 2,80 Qua bảng 4.2 cho thấy:

- Số hộ vào rừng khai thác gỗ chiếm 84,44% tổng số HGĐ điều tra. - Số lần vào rừng khai thác gỗ của các HGĐ giữa các dân tộc không nhiều từ 2,76 lần đến 3,53 lần/năm, trung bình là 3,20 lần/năm nhiều nhất là dân tộc Tày, ít nhất là dân tộc Kinh

- Qua điều tra cho thấy người dân chủ yếu khai thác gỗ để phục vụ sinh hoạt của HGĐ là làm nhà ở, bếp, chuồng trại, và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình và một số HGĐ khai thác gỗ bán cho các chủ buôn gỗ lậu . Qua điều tra khai thác gỗ trung bình của HGĐ nơi đây là 2.80 m3/năm, cao nhất là các HGĐ người Tày là 3,18 m3/năm, tiếp đó là dân tộc Sán Chí là 3.02 m3/năm và thấp nhất là các HGĐ dân tộc Kinh là 2,18 m3/năm.

- Các loại gỗ được người dân địa phương khai thác chủ yếu là các lồi gỗ cứng ít cong vênh mối mọt như: Lim, Táu, De, Giổi…

- Việc khai thác gỗ rừng tự nhiên làm ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan của khu vực, ảnh hưởng tới nơi cư trú của các loài thú rừng, ảnh hưởng đến sự phát triển các loài LSNG dưới tán rừng, Vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành có liên quan là làm thế nào có thể đảm bảo được nhu cầu gỗ cần thiết

cho người dân địa phương trong sinh hoạt của HGĐ để hạn chế được những tác động bất lợi cho TNR nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 47 - 49)