Ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng thu nhập của HGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 62 - 64)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương

4.3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng thu nhập của HGĐ

Để phân tích ảnh hưởng các yếu tố sản xuất tới tổng thu nhập của các HGĐ, giả định rằng thu nhập của các HGĐ trong KBTTN Tây Yên Tử phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: Số lao động, diện tích đất đai, khai thác TNR của từng nhóm hộ.

Nếu gọi: Y: là tổng thu nhập của HGĐ. X1: là số lượng lao động của HGĐ X2: là diện tích đất đai của HGĐ

X3: là canh tác và khai thác TNR của HGĐ.

Lúc đó tổng thu nhập của các HGĐ sẽ có mối quan hệ với các yếu tố sản xuất theo dạng hàm sản xuất sau đây:

Bằng cách lấy Logarit cơ số e cho hai vế ta sẽ có hàm Cobb – Douglass, là hàm có hệ số co giãn của kết quả sản xuất so với các yếu tố sản xuất, hàm có dạng:

LnY = a0 + β1LnX1 + β2LnX2 + … +βnLnXn + γD Hệ số a0, β1, β2,..βn tồn tại khi P- value ≤ 0.05

Kết quả tính tốn để xây dựng hàm Cobb – Douglass cho từng nhóm hộ được tổng hợp ở bảng 4.11(chi tiết tại phụ lục 4,5,6)

Bảng 4.11. Tổng hợp các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập HGĐ

STT Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ cận nghèo Nhóm hộ thốt nghèo Hệ số P value Hệ số P value Hệ số P value 1 Hệ số tự do 2,67 2.79 1,77 0,00 2,90 2,22 2 Ln lao động 0,33 0,01 0,34 0,00 0,85 0,00 3 Ln diện tích đất đai - 0,05 0,26 0,01 0,74 0,01 0,82 4 Ln khai thác TNR 0,24 0,00 0,46 0,00 - 0,15 0,06

Kết quả tính tốn cho thấy: - Đối với nhóm hộ nghèo:

Hệ số Ln (Lao động, khai thác TNR) có P-value < 0,05, do vậy phương trình hàm Cobb – Doulass có dạng:

LnY = 0,33Ln X1 + 0,24Ln X3

Có nghĩa là: khi số lao động tăng lên 1% thì thu nhập tăng 0,33% Khi khai thác TNR tăng 1% thì thu nhập tăng 0,24%

- Đối với nhóm hộ cận nghèo:

Chỉ có hệ số đất đai có P-value > 0,05 do vậy phương trình hàm Cobb – Douglass cho nhóm hộ cận nghèo có dạng:

LnY = 1,77 + 0,34Ln X1 + 0,4Ln X3 Có nghĩa là:

Khi số lượng lao động tăng lên 1% thì thu nhập tăng 0,34%. Khi khai thác TNR tăng 1% thì thu nhập tăng 0,46%

- Đối với nhóm hộ thốt nghèo:

Hệ số Ln (Đất đai, khai thác TNR, hệ số tự do ) có p – value > 0,05, do vậy phương trình hàm Cobb – Douglass có dạng:

LnY = 0,85Ln X1

Điều này có nghĩa là khi số lao động tăng lên 1% thì thu nhập tăng 0,85%.

Qua hàm Cobb – Douglass của các nhóm hộ nhận thấy số lao động ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các nhóm hộ nhất là nhóm hộ thốt nghèo đây là yếu tố ảnh hưởng duy nhất đến thu nhập HGĐ của nhóm này trong 3 yếu tố giả định của đề tài, điều này cần được xem xét một cách kỹ lưỡng để nâng cao chất lượng lao động hiện có. Đối với nhóm hộ nghèo thì yếu tố lao động và khai thác TNR ảnh hưởng đến thu nhập của nhóm HGĐ. Đối với nhóm hộ cận nghèo thì lao động và khai thác ảnh hưởng tới thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang​ (Trang 62 - 64)