Mạch ổn áp tuyến tính nối tiếp dùng Transistor 1 Sơ đồ khối và chức năng của các khối.

Một phần của tài liệu KY THUAT MACH DIEN TU 1 ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 31 - 34)

2.1. Sơ đồ khối và chức năng của các khối.

- Khối lấy mẫu: lấy thành phần sai lệch điện áp chưa ổn định cung cấp cho khối so sánh

- Khối tạo điện áp chuẩn: tọa ra một mức điện áp chuẩn để đưa tới khối so sánh.

- Khối so sánh và khuếch đại: so sánh điện áp chưa ổn định do khối lấy mẫu cung cấp với điện áp chuẩn để lấy ra thành phần sai lệch rồi khuếch đại lên, cung cấp cho khối điều chỉnh.

- Khối điều chỉnh: Điều chỉnh điện áp rơi trên khối này theo hướng ngược lại với điện áp thay đổi ở đầu vào, giữ cho điện áp ra khồng đổi

2.2. Mạch điện và tác dụng của linh kiện.

Tác dụng của linh kiện trong mạch:

- C1, C2 : Các tụ lọc nguồn nhằm ổn định điện áp vào và ra

- R1, R2 : Điện trở cầu phân áp lấy mẫu điện áp ngõ ra điều khiển T1. - DZ, R3 : Tạo điện áp chuẩn để so sánh.

- T1, R4 : Phần tử so sánh, khuếch đại. - T2 : Phần tử điều chỉnh điện áp ngõ ra.

2.3. Nguyên lý hoạt động của mạch điện.

Giả sử điện áp Uv tăng, điện áp trên R2 tăng, UBET1 tăng. So sánh với điện áp chuẩn Uch trên DZ, do đó UB1 tăng. Dòng IC1 tăng chạy qua R4 dẫn đến UR4 tăng, UC1 giảm. Vì cực CT1 nối trực tiếp với cực BT2 nên UB giảm dẫn đến T2 bớt thông, sụt áp ∆U tăng, bù lại sự tăng ở đầu vào. Do đó, điện áp ra được ổn định. Phân tích tương tự trường hợp điện áp vào giảm. So sánh với điện áp chuẩn UCH nên giá trị UB1 giảm, dòng IC1 giảm, điện áp rơi trên R4 giảm. Điện thế dương ở cực B T2 tăng, nội trở của T2 giảm. Sụt áp ∆U giảm tương đương với lượng giảm UV. Do đó, điện áp ra được giữ không đổi.

2.4. Tính toán các thông số của mạch điện.

Ta có điện áp Vb1 = VDZ + UBE1 = VDZ + 0,7 = const Mặt khác điện áp

Vậy muốn thay đổi điện áp ngõ ra, chúng ta có thể điều chỉnh điện trở lấy mẫu R1, R2, bằng cách mắc thêm biến trở VR vào giữa R1 và R2.

2.5. Ứng dụng của mạch điện.

Mạch được ứng dụng trong các bộ nguồn DC dùng mạch sửa chữa điện thoại….

2.6. Lắp ráp và cân chỉnh các mạch ổn áp tuyến tính nối tiếp dùngTransistor. Transistor.

Bước 2. Sử dụng VOM đo điện áp theo yêu cầu bảng số liệu sau: Chỉnh biến trở VR= 50k, lấy mức điện áp UV.

Bước 3. Nhận xét kết quả đo:

- Xác định mức điện áp ngõ ra ổn áp Ur =……..(V).

- Xác định mức điện áp ngõ vào UV =…… (V) nhỏ nhất để Ur ổn áp.

2.7. Kiểm tra chẩn đoán và sửa chữa hỏng hóc của các mạch ổn áp tuyếntính dùng Transistor. tính dùng Transistor.

Khi điện áp ngõ ra đạt tới mức ổn áp, nhưng khi đo điện áp ngõ ra vẫn không ổn áp thì chúng ta phải kiểm tra theo theo thứ tự sau:

- Đo điện áp trên diode zener, kiểm tra diode zener. - Đo điện áp VBE transistor D468.

- Đo điện áp VBE transistor H1061.

Chú ý : Tụ điện có cực tính chúng ta phải mắc đúng cực, nếu không tụ se bị nổ

Một phần của tài liệu KY THUAT MACH DIEN TU 1 ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w