4.1. Mạch điện và tác dụng của linh kiện.
Mạch sử dụng hai transistor khác loại NPN - Q2 và PNP- Q3, các tham số của hai loại Transistor Q2 và Q3 hoàn toàn đối xứng nhau.
VR1 và R2: Mạch định thiên kiểu phân áp cung cấp cho cực B transistor Q1. Trong đó Q1 chỉnh điện áp phân cực cho Q1 nhằm làm cho Q2 và Q3 cân bằng nhau tạo điện áp điểm M bằng 0 (UM = 0).
R4, R5: Điện trở cực E của hai transistor Q2 và Q3.
Q1: Tiền khuếch đại điện áp theo kiểu E chung, tạo điện áp đủ lớn để Q2 và Q3 lần lược khuếch đại.
Q2; Q3: Khuếch đại công suất đẩy kéo. D1; D2: Tạo chênh lệch điện thế phân cực cho cực B-Q2 và B-Q3. Điện áp chêch lệch từ (1.1÷1,2)V, và tạo hệ số nhiệt âm(-1mV/0C)
R3: Cung cấp điện áp để D1 và D2 luôn được phân cực thuận. Ci: Tụ liên lạc ngăn dòng một chiều ngõ vào.
4.2. Nguyên lý hoạt động của mạch điện.
- Với tín hiệu âm tần AF thông qua tụ liên lạc Ci, đưa vào cực B transistor Q1, được khuếch đại và lấy ra ở cực C, đưa tới hai cực B transistor Q2 và Q3, các tín hiệu giống hệt nhau. Do hai diode D1 và D2 luôn phân cực thuận nên nội trở của chúng rất bé, có thể coi như nối tắt về mặt tín hiệu.
- Xét nữa chu kỳ đầu dương của tín hiệu đưa vào cực B transistor Q1, tín hiệu ra cực C transistor Q1 là bán kỳ âm. Tín hiệu âm (điện áp âm) này tạo tiếp giáp B- E transistor Q2 phân cực ngược nên transistor Q2 tắt, và tiếp giáp B- E transistor Q3 phân cực thuận nên transistor Q3 khuếch đại. Khi Q2 tắt Q3 khuếch đại xuất hiện dòng điện IC3 chạy qua transistor Q3: Mass → Loa → R5 → Q3 → -Ucc.
- Xét nữa chu kỳ sau âm của tín hiệu đưa vào cực B transistor Q1, tín hiệu ra cực C transistor Q1 là bán kỳ dương. Tín hiệu dương (điện áp dương) tạo tiếp giáp B- E transistor Q3 phân cực ngược nên transistor Q3 tắt, và tiếp giáp B- E transistor Q2 phân cực thuận nên transistor Q2khuếch đại. Khi Q3 tắt Q2 khuếch đại, xuất hiện dòng điện IC2 chạy qua transistor Q2: Ucc →Q2 → R4 → Loa → Mass chung.
- Như vậy hai transistor luân phiên nhau làm việc trong hai nửa chu kỳ của tín hiệ, do đó ở loa có cả hai bán kỳ của tín hiệu. - Transistor Q2 và Q3 khuếch đại theo kiểu C chung nên hệ số khuếch đại điện áp Ku 1, và dòng điện Ki = β
4.4. Ưu nhược điểm và các ứng dụng của mạch công suất đẩy kéo nối tiếpOCL hoạt động ở chế độ AB. OCL hoạt động ở chế độ AB.
- Ưu điểm
Mạch không dùng biến áp nên tín hiệu ra ít bị méo, gọn nhẹ dễ chế tạo đặc biệt là dưới dạng vi mạch, các mạch kích cho tầng công suất chủ yếu dùng theo phương pháp kích dòng vì thế dễ đạt được công suất ra lớn mà không cần nguồn cung cấp cao. Tuy nhiên để tránh méo phi tuyến trong thực tế các mạch công suất này đều được định thiên để làm việc ở chề độ B.
Mạch OCL có đặc tuyến tần số rộng và khả năng chống nhiễu tốt. Mạch có kết cấu gọn, giá thành hạ nên được sử dụng rộng rãi.
- Nhược điểm
Do tải thường liên lạc trực tiếp nên nếu có sự cố nhỏ ở mạch công suất thì điện áp tại điểm M sẽ lệch và làm cho tải bị hỏng, để khắc phục người ta thường mắc thêm mạch bảo vệ.
4.5. Các ứng dụng của mạch khuếch đại công suất đẩy kéo nối tiếp OTLhoạt động ở chế độ AB. hoạt động ở chế độ AB.
Mạch khuếch đại côngsuất đẩy kéo nối tiếp OTL hoạt động ở chế độ AB được dùng để khuếch đại tín hiệu âm tần ra loa. Ngoài ra còn tạo ra vi mạch có tính năng khuếch đại dòng như IC họ SN7414, SN5414
+ Cấu trúc IC SN5414, SN7414
4.7. Lắp ráp và cân chỉnh mạch công suất đẩy kéo nối tiếp OCL hoạt động ởchế độ AB chế độ AB
4.8. Chẩn đoán, sửa chữa các hỏng hóc của các mạch khuếch đại công suấtđẩy kéo nối tiếp OCL hoạt động ở chế độ AB đẩy kéo nối tiếp OCL hoạt động ở chế độ AB
Trong trường hợp mạch không có tín hiệu ra, chúng ta kiểm tra R1 và R2, nếu dòng chảy qua R2 mất thì toàn phần mạch điện sẽ bị mất dòng phân cực.
Trong trường hợp tín hiệu nghe bị ngắt quảng chúng ta kiểm tra đo điện áp tại tụ C6 có bằng ½ VCC không? Nếu không bằng kiểm tra cặp Q5, Q6, sau đó Q3 và Q4.
Khi nghe tiếng ù ( ù xoay chiều thì ta kiểm tra nguồn VCC = 48V có ổn định không? Sau đó hãy kiểm tra tụ lọc C1= 2.2μF.
BÀI 10: CÁC MẠCH BẢO VỆ TRANSISTOR CÔNG SUẤT LỚN1. Định nghĩa 1. Định nghĩa
Mạch bảo vệ transistor công suất lớn là mạch dùng làm hạn chế dòng điện ra lớn. Đặc biệt là transistor công suất trong quá trình làm việc dòng điện ra rất lớn dễ gây ra quá tải làm transistor bị phá hỏng nên cần phải được bảo vệ.