Định nghĩa và phân loại mạch khuếch đại côngsuất Định nghĩa.

Một phần của tài liệu KY THUAT MACH DIEN TU 1 ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 99 - 100)

1.1. Định nghĩa.

Mạch khuếch đại công suất là tầng khuếch đại cuối cùng, nhiệm vụ tạo ra công suất đủ lớn, có độ méo cho phép và đảm bảo hiệu suất cao để cung cấp đến tải.

Công suất ra có thể từ vài W đến vài trăm Watt, làm việc với biên độ tín hiệu ở ngõ vào lớn.

Do khuếch đại tín hiệu lớn,transistor làm việc trong miền không tuyến tính nên không thể dùng sơ đồ tương đương tín hiệu nhỏ để nghiêm cứu mà phải dùng đồ thị.

1.2. Phân loại.

Tùy theo chế độ làm việc của transistor, người ta thường phân mạch khuếch đại công suất ra thành các loại chính như sau:

- Khuếch đại công suất chế độ A: Mạch hoạt động điểm làm việc tĩnh nằm gần trung điểm của đường tải. Mạch khuếch đại cả hai bán kỳ của tín hiệu ngõ vào, ở chế độ này hiệu suất thấp nhất dưới 20%, nhưng bị méo phi tuyến nhỏ nhất.

- Khuếch đại công suất chế độ B: Mạch hoạt động điểm làm việc tĩnh nằm vùng ngưng dẫn của đường tải, có điện áp tại cực B (VB ≈0). Mạch khuếch đại một bán kỳ của tín hiệu ngõ vào, ở chế độ này hiệu suất lớn nhất dưới 78%, tín hiệu bị méo xuyên tâm.

- Khuếch đại công suất chế AB: Mạch hoạt động điểm làm việc tĩnh nằm trung gian giữu chế độ A và B có dòng điện tĩnh nhỏ, khắc phục được méo xuyên tâm (làm giảm méo lúc

tín hiệu vào có biên độ nhỏ). Mạch khuếch đại một bán kỳ của tín hiệu ngõ vào, hiệu suất đạt tương cao khoảng (60÷70)%.

- Khuếch đại công suất chế C: Mạch hoạt động điểm làm việc tĩnh nằm vùng ngưng dẫn của đường tải, có điện áp tại cực B âm(VB<0). Mạch khuếch đại tín hiệu ra bé hơn nữa sóng sin, có hiệu suất rất cao lớn hơn 78% tạo méo xuyên tâm rất lớn. Thường sử dụng trong các mạch khuếch đại cao tần (tần số radio )có tải là khung cộng hưởng để chọn lọc sóng dài mong muốn và có hiệu suất cao.

Mô tả việc các chế độ hoạt động mạch khuếch đại công suất

Một phần của tài liệu KY THUAT MACH DIEN TU 1 ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w