trở
- Tụ Ci , Co ngăn thành phần một chiều ngõ vào và ra.
- Điện trở Rb tạo điện áp phân cực cho cực B của transistor. - Điện trở RC tạo điện áp phân cực cho cực C và là tải xoay chiều của transistor .
2.2. Nguyên lý hoạt động.
Mạch khuếch đại công suất đơn hoạt động chế độ A có tải là điện trở, điểm làm việc tĩnh nằm gần trung điểm đường tải, tín hiệu ngõ vào Vin(t) luôn thay đổi đối xứng xung quanh điểm làm việc tĩnh, có hệ số khuếch đại lớn và tín hiệu ngõ ra bị méo dạng nhỏ. Điểm khác nhau mạch khuếch đại chế độ A với mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ là ngõ vào Vin(t) có biên độ lớn (hàng trăm mV).
2.3. Xác định đường tải tĩnh.
Dòng phân cực một chiều cho cực B:
Điện áp giữa cực C và E: VCE= VCC – IC.RC Phương trình đường tải tĩnh:
Dòng IC giới hạn tối đa là:
Khi có tín hiệu vào Vin(t), để dòng ic(t) có thể biến đổi lớn và ít méo dạng nên chọn điểm làm việc Q phải được phân cực sao cho:
2.4. Xác định đường tải động.
- Khi có tín hiệu vào Vin(t) đưa vào cực B thì điện áp Vce (t) và dòng điên iC(t) sẽ thay đổi quanh điểm làm việc Q.
- Với tín hiệu ngõ vào nhỏ thì dòng điện cực B thay đổi rất ít nên dòng điện iC(t) và điện thế Vce(t) ở ngõ ra cũng thay đổi ít quanh điểm làm việc tĩnh.
- Khi tín hiệu ngõ vào lớn thì dòng điện cực B thay đổi rất lớn nên dòng điện iC(t) và điện thế Vce(t) ở ngõ ra cũng thay đổi lớn quanh điểm làm việc tĩnh, cho đến khi cả điện áp và dòng điện đạt đến một giá trị giới hạn ( iCmax, Vcc).
Mạch khuếch đại công suất chế độ A có tải là điện trở hiệu suất cực đại 25% đây là trường hợp lý tưởng, thực tế hiệu suất không đạt tới 25% mà khoảng 20%
2.6. Ứng dụng của mạch khuếch đại công suất đơn hoạtđộng ở chế độ A có tải là điện trở. động ở chế độ A có tải là điện trở.
Mạch khuếch đại công suất chế độ A có tải là điện trở, hiệu suất đạt giá trị rất thấp nên thường dùng trong các mạch khuếch đại tần số cao(tần số radio).