Bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 38 - 40)

Hàn Quốc là một trong những quốc gia công nghiệp mới (NICs). Có được sự phát triển kinh tế thần kỳ này một phần cũng là do các chính sách phát triển công nghệ hợp lý, trong đó pháp luật SHCN đóng một vai trò quan trọng.

Theo hệ thống pháp luật SHCN của Hàn Quốc, các đối tượng được bảo hộ bao gồm sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (gồm cả nhãn hiệu dịch vụ), tên thương mại, bí mật thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng mới. Như vậy, các đối tượng SHCN được bảo hộ tại Hàn Quốc là đầy đủ so với yêu cầu của Hiệp định TRIPS.

Luật sở hữu trí tuệ Hàn Quốc quy định người nước ngoài nộp đơn đăng ký quyền SHCN không có nơi cư trú hoặc địa chỉ tại Hàn Quốc sẽ nộp đơn thông qua đại diện, người có địa chỉ và nơi cư trú tại Hàn Quốc. Điều này để tiện cho việc liên lạc giữa người nộp đơn và Văn phòng Sở hữu công nghiệp Hàn Quốc (KIPO). Các tài liệu nộp cho KIPO phải bằng tiếng Hàn.

Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ vào năm 1998, trong đó quy định mức phạt đối với các vi phạm về SHCN cao hơn trước. Thêm vào đó, để đảm bảo việc điều tra kỹ lưỡng hơn và tăng hình phạt đối với các vi phạm luật SHCN, Luật bảo hộ bí mật thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh đã được sửa đổi vào năm 1998 và có hiệu lực vào tháng 1/1999.

Việc sửa đổi các luật trên đã tạo ra cơ sở pháp lý cho phép các thành viên của KIPO và các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra trong phạm vi rộng các hành vi vi phạm như sản xuất hoặc buôn bán hàng giả. Cũng với việc sửa đổi luật, các thành viên của KIPO có thẩm quyền đối với người vi phạm bị bắt quả tang hoặc khi họ từ chối, cản trở hay lẩn tránh việc điều tra. Hơn thế nữa, các điều luật sửa đổi của Luật bảo hộ bí mật thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh cho phép áp dụng hình phạt không chỉ đối với những người hiện đang vi phạm mà đối với cả những ngưưoì đã từng có hành vi đánh cắp bí mật thương mại của người khác. Hình phạt cho hành vi này có thể lên đến 5 năm tù và/hoặc 50 triệu Won (khoảng 42.000 USD) tiền phạt.

37

Việc sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ và các quy định pháp lý có liên quan của Hàn Quốc còn nhằm mục đích phù hợp với Hiệp định TRIPS. Tháng 7/1998, KIPO đã công bố bản tiếng Anh của Luật sở hữu công nghiệp Hàn Quốc bao gồm cả Luật sửa đổi. Luật sáng chế của Hàn Quốc cũng đã được sửa đổi để các điều khoản về sáng chế được mở rộng, phù hợp với những đối tượng là sản phẩm nông nghiệp và dược phẩm, trong đó thời gian trì hoãn cho tiến trình thử nghiệm là dưới 2 năm (có hiệu lực từ 1/7/1999). Trước đây, chỉ được phép bảo hộ sáng chế khi thời gian thử nghiệm là trên 2 năm.

Tại phiên họp thứ 24 của Hội Liên hiệp Hợp tác quốc tế sáng chế (PCT Union Assembly) tổ chức tháng 9/1997, KIPO đã được chỉ định là Cơ quan Tra cứu Quốc tế (ISA) và Cơ quan Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (IPEA) theo Hiệp ước PCT. Việc sửa đổi luật sáng chế cũng giúp cho KIPO có thể đảm đương vai trò của các cơ quan nêu trên. Đây là một bước đánh dấu sự tiến bộ của hệ thống đăng ký và bảo hộ sáng chế tại Hàn Quốc.

Thêm vào đó, để khuyến khích cải tiến, sáng tạo và các đầu tư táo bạo trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã sửa đổi Luật mẫu hữu ích. KIPO cho phép áp dụng ”hệ thống đăng ký nhanh” để bảo vệ một cách nhanh chóng và hữu hiệu các mẫu hữu ích và sáng chế. Theo hệ thống này, các mẫu hữu ích được đăng ký ngay sau khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng và giai đoạn xét nghiệm hình thức được thực hiện trong vòng 3-6 tháng kể từ ngày nộp đơn mà không cần xét nghiệm nội dung. Hơn thế nữa, hệ thống nộp đơn hai chiều cho cả đăng ký sáng chế và mẫu hữu ích đã đảm bảo sử dụng triệt để hệ thống đăng ký nhanh cho việc đăng ký mẫu hữu ích. Mặt khác, với việc áp dụng hệ thống đăng ký nhanh, các yêu cầu về xem xét hiệu lực của một mẫu hữu ích có thể được đưa ra khi phát sinh vi phạm giữa các bên liên quan. Với cố gắng để giải quyết về vấn đề trên, KIPO đã thẩm định hệ thống khiếu nại và và hệ thống thẩm định công nghệ. Theo đó, KIPO có thể kiểm tra hiệu lực của mẫu hữu ích đã đăng ký theo chu trình xét nghiệm nội dung.

KIPO cũng rất chú trọng tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong lĩnh vực SHCN. KIPO đã tham gia cuộc họp họi nghị Hiệp định TRIPS từ năm 1996. Hàn Quốc cũng là thành viên của WIPO (1967), Công ước Paris (1980), Hiệp ước PCT (1984), Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với nộp lưu chủng vi sinh nhằm mục đích xét nghiệm sáng chế (1998); Hiệp định TRIPS (1995), Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và mỹ thuật (1996); Hiệp định Strasbourg liên quan đến phân nhóm quốc tế về sáng chế (1998) Hiệp định Nice về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ, Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hoá.

38

Nói tóm lại, Hàn Quốc rất coi trọng đến việc phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà điển hình là viêc cho ra đời Luật mẫu hữu ích. Đây có thể là một kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng một chế độ bảo hộ SHCN phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)