- ảnh hưởng và tác động của xu hướng đó đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Vấn đề bảo hộ các sáng chế, nhãn hiệu và các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã được đặt ra và giải quyết từ hàng trăm năm trước đây nhưng chưa bao giờ thế giới được chứng kiến vai trò quan trọng của các quyền SHTT, đặc biệt là SHCN trong hoạt động kinh tế, thương mại như những năm gần đây. Với sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS-1994), vấn đề SHTT trong đó có SHCN thực sự trở thành một yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tế quốc tế. Theo Hiệp định này, mọi nước tham gia vào sân chơi chung của WTO đều có nghĩa vụ phải xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ SHTT theo các chuẩn mực tối thiểu chung, không phân biệt nước
84
đủ và hiệu quả của hệ thống SHTT. Nói cách khác, các nước đòi hỏi lẫn nhau phải
bảo hộ các quyền SHTT một cách thực sự chứ không phải chỉ bằng các tuyên bố [6].
Những diến biến mới nhất của vấn đề SHTT cho thấy, các đòi hỏi đối với các hệ thống SHTT đang ngày càng mở rộng và khắt khe hơn. So với khái niệm SHTT truyền thống, danh sách các đối tượng SHTT cần phải bảo hộ đã mở rộng thêm trong mấy năm gần đây. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ mới, hiện đang lộ rõ các ý định mở rộng hơn nữa phạm vi khái niệm "sở hữu trí tuệ" - chẳng hạn sang cả tín hiệu được mã hóa mang chương trình truyền qua vệ tinh. Nhiều nước cũng đang có những đòi hỏi phải kiểm soát sự tuân thủ thực sự các cam kết về SHTT của nước khác, nhất là đối với các nước mới tham gia WTO.
Có một số lý do giải thích cho xu hướng tăng cường việc bảo hộ quyền SHTT trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trước hết là do tác động của sự thay đổi trong kết cấu giá trị của sản phẩm, dịch vụ theo hướng tăng tỷ lệ (hàm lượng) trí tuệ và giảm tỷ lệ nguyên liệu và lao động cơ bắp. Sự tham gia trực tiếp của trí tuệ vào kết cấu giá trị của sản phẩm, dịch vụ khiến cho chính các sản phẩm trí tuệ cũng trở thành hàng hóa. Trong rất nhiều trường hợp, các đối tượng SHTT được coi là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, bảo vệ khả năng cạnh tranh trong các trường hợp đó là bảo vệ vị thế thị trường. Lý do thứ hai, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ cao khiến cho một mặt người đầu tư công nghệ đó phải chi những khoản chi lớn cho nghiên cứu và phát triển do đó không thể không được bảo đảm các điều kiện để thu hồi vốn thông qua việc khai thác sản phẩm được tạo ra. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh lại hoàn toàn có khả năng sao chép, bắt chước công nghệ đó mà không cần đầu tư cho nghiên cứu, do đó đặt nhà đầu tư trước nguy cơ bị tước đoạt thành quả của mình. Nguy cơ này ngày càng cao cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ.
Có một thực tế là, các đòi hỏi, yêu sách tăng cường bảo hộ quyền SHTT thường được khởi xướng bởi các hãng, các quốc gia có tiềm lực lớn. Bên cạnh các lý do xuất phát từ các lợi ích chính đáng thực thụ, không thể không chú ý đến những động cơ khác nhằm thổi phồng ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề SHTT từ đó sử dụng SHTT như một công cụ để ngăn cản các đối thủ hoặc các quốc gia khác.
Trong bối cảnh như vậy, cuộc hội nhập kinh tế của Việt Nam bắt buộc chúng ta phải chấp nhận các đòi hỏi liên quan tới vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Nói cách khác, xây dựng và củng cố hệ thống bảo hộ SHTT trước hết là để được gia nhập sân chơi quốc tế về kinh tế. Trong sân chơi đó, Việt Nam phải chấp nhận luật chơi về
85