b. Một số quan điểm chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền SHCN
106(Tòa án cấp
(Tòa án cấp huyện trở lên). soát tình hình lưu thông hành hóa, sịch vụ liên quan tới SHTT. chính đối với các trường hợp vi phạm). Tổ chức: Tòa hành chính; Tòa dân sự; Tòa hình sự. Tổ chức: Theo tổ chức của cơ quan Quản lý Thị trường. Tổ chức: Theo tổ chức của cơ quan cảnh sát kinh tế, có thể có bộ phận chuyên trách về SHTT. Tổ chức: Theo tổ chức của Hải quan - có thể lập các bộ phận chuyên trách về SHTT ở các cửa khẩu. Nhân sự: Mỗi Tòa án ít nhất có 1 thẩm phán được đào tạo
chuyên môn SHTT. Nhân sự: Mỗi đội, Chi cục có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách về SHTT (được
đào tạo chuyên môn SHTT). Nhân sự: ít nhất có 1 cán bộ chuyên trách về SHTT tại đơn vị cảnh sát kinh tế cấp quận, huyện trở lên (được đào tạo chuyên môn SHTT).
Nhân sự: Mỗi cơ quan Hải quan (Cục Hải quan các tỉnh) có ít nhất 1 cán bộ
chuyên tráh
(được đào tạo
chuyên môn
SHTT).
Kiến nghị 6: Nâng cao vai trò và từng bước hoàn thiện hoạt động của các
cơ quan hỗ trợ, bổ trợ các hoạt động SHCN
Mặc dù các hoạt động dịch vụ về sở hữu công nghiệp trí tuệ (tư vấn, đại diện cho các chủ thể quyền có nhu cầu tiến hành các thủ tục xác lập, duy trì quyền theo dõi và can thiệp nhân danh chủ thể khi có tranh chấp, xâm phạm ...) đã được triển khai từ khoảng đầu những năm 1990 nhưng nhìn chung, hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đang là một trong những khâu sẽ phải chịu nhiều thách thức nhất khi chúng ta hội nhập kinh tế với thế giới.
Những bất cập chủ yếu của mạng lưới cung cấp dịch vụ về SHCN của Việt Nam là:
- Quá mỏng (chỉ có khoảng trên 50 người chính thức tiến hành các dịch vụ đó);
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, đa số có trình độ hiểu biết
chưa sâu (nhất là hiểu biết về các vấn đề liên quan đến các sáng chế, công nghệ);
107
- Phần lớn các công ty dịch vụ đều có quy mô nhỏ, khả năng tài chính và nhân
lực đều hạn chế.
Các bất cập nói trên không chỉ làm cho hoạt động dịch vụ SHCN mới chỉ bao gồm những hoạt động dịch vụ đơn giản, chưa vươn tới được cách dịch vụ chất lượng cao mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chính các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam.
Để phát huy vai trò vai trò của đội ngũ dịch vụ SHCN trong quá trình Việt Nam hội nhập, cần tiến hành theo một số việc sau đây:
- Mở rộng đội ngũ những người tham gia hoạt động này (lên tới khoảng 1000
người vào 2005) bằng cách nhanh chóng tổ chức các hình thức bồi dưỡng kiến thức về SHCN cho đội ngũ hoạt động SHCN hiện có và những người khác;
- Thay đổi các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ về SHCN theo hướng
giảm bớt các điều kiện mang tính chất hạn chế đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện có thể hành nghề này dưới danh nghĩa cá nhân;
- Khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ SHCN đầu tư cho việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, mở các khóa đào tạo, huấn luyện dành cho đội ngũ đó.
Bên cạnh việc mở rộng và tăng cường vai trò của màng lưới dịch vụ về SHCN, cần phải tiếp tục xây dựng các quy mô hình liên minh của các chủ thể quyền, tăng cường cơ chế tự bảo vệ các quyền SHCN và củng cố, phát huy vai trò của Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam. Theo hường này, cần xúc tiến những công việc sau đây:
- Nhanh chóng khắc phục tình trạng ỷ lại, trông chờ, thụ động, đẩy mạnh cơ chế
tự chăm lo, bảo vệ quyền của mình của các giới chủ thể bằng cách thiết lập các tập thể có tính chất liên minh của các chủ thể quyền.
Đối với Hội SHCN Việt Nam, dể Hội SHCN Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của mình, một mặt bản thân Hội SHCN Việt Nam phải chủ động tìm ra các hình thức hoạt động thích hợp, mặt khác cần phải có sự trợ giúp thích đáng các cơ quan nhà nước có liên quan.
Kiến nghị 7: Nâng cao năng lực và hoàn thiện hệ thống thông tin SHCN,
nâng cao trình độ hiểu biết của dân chúng về SHCN
Hệ thống thông tin SHCN của Việt Nam hiện nay cơ bản là hệ thống rời rạc, chưa kết nối, với năng lực và nguồn lực tương đối hạn chế, nhu cầu thông tin chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp và về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. Nhu
108
cầu khai thác thông tin sáng chế (patent) còn thấp và đó là sự lãng phí lớn nguồn tri thức được tập hợp tại Việt Nam. Mặc dù chưa tiến hành một cuộc nghiên cứu, phân tích đầy đủ về các nguyên nhân của tình trạng ít khai thác thông tin patent như hiện nay, có những lý do hiển nhiên có thể nhận thấy rõ ngay, đó là:
(i) Hiểu biết của các giới nghiên cứu - ứng dụng về giá trị của thông tin sáng chế
còn hạn chế, thậm chí có nhiều kỹ sư chưa hề biết sự tồn tại của một hệ thống thông tin không phải là sách giáo khoa hay sách hành nghề ở Việt Nam, chưa hình thành tập quán khai thác thông tin sáng chế;
(ii) Những người có hiểu biết về thông tin sáng chế lại vấp phải một khó khăn về
cách đọc, cách hiểu các thông tin được nêu trong các tư liệu sáng chế, với nhiều người đó là một dạng thông tin được trình bày một cách phức tạp, rắc rối; chưa kể đến một khó khăn lớn khác, đó là ngôn ngữ (hầu hết thông tin sáng chế được thể hiện bằng tiếng nước ngoài);
(iii) bản thân hệ thống thông tin sáng chế hiện có ở Việt Nam không thuận tiện cho
việc khai thác, chế độ khai thác off-line và chỉ có một trung tâm tư liệu tương đối đầy đủ đặt tại Cục Sở hữu công nghiệp khiến cho việc khai thác thông tin trở nên mất thì giờ, chi phí cao;
(iv) Chưa có các dịch vụ thông tin phù hợp và có tính chất thúc đẩy nhu cầu sử
dụng tin, các dịch vụ cung cấp thông tin hiện có thô sơ, thụ động.
Để phục vụ đặc lực hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu - triển khai và hoạt động kinh tế - thương mại nói chung, trong những năm sắp tới Việt Nam phải xây dựng lại, tức là phải cải cách hệ thống thông tin SHCN của mình.
Mục tiêu tổng quát của hệ thống thông tin SHCN là nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả hệ thống nhằm chủ động đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác các nhu cầu thông tin của mọi giới dùng tin.
Về năng lực tài nguyên thông tin, Việt Nam cần tiếp tục chủ động xây dựng các kho dữ liệu thông tin SHCN, trong đó cố gắng tiến tới có đủ các dữ liệu thông tin cơ bản mới nhất về các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và mọt số đối tượng khác. Như đã nói ở phần trên, vấn đề ngôn ngữ đang và sẽ tiếp tục là cản trở lớn cho việc trực tiếp khai thác thông tin từ các kho dữ liệu sẵn có của nước ngoài và thậm chí cả ở Internet. Vì vậy, trong thời gian sắp tới muốn khai thác có hiệu quả hơn thông tin SHCN, bắt buộc phải xử lý, đóng gói lại thành các cơ sở dữ liệu phù hợp hơn với người tiêu dùng tin Việt Nam.
109
Một số yếu tố quan trọng của năng lực hệ thống thông tin, đó là phương tiện và công nghệ lưu trữ, xử lý, khai thác tin, trong đó có công nghệ mạng và các phương tiện sử dụng cho công nghệ này. Sử dụng tối đa công nghệ đó vào việc phát tiển hạ tầng hệ thống thông tin SHCN là một nội dung quan trọng nhằm mục tiêu nâng cao năng lực của hệ thống này của Việt Nam.
Sau cùng, vấn đề hàng rào ngôn ngữ là một trở ngại khác cho việc phổ biến và khai thác thông tin SHCN. Nếu tiếp tục không gỡ bỏ trở ngại này, cơ hội chiếm hữu các tri thức mới tiếp tục bị bỏ lỡ và hệ thống bảo hộ SHCN sẽ không mang lại lợi ích trực tiếp lớn nhất cho xã hội. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng việc thiết lập các phương tiện, kể cả phần mềm của phương tiện, để chuyển đổi nhanh chóng và với giá thấp các thông tin từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt và các sản phẩm tin chủ yếu dưới dạng tiếng Việt.
Còn có một yếu tố cực kỳ quan trọng khác trong việc hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền SHCN đó là vấn đề cán bộ và hiểu biết của dân chúng về SHCN. Việc nâng cao trình độ chuyên môn của các chuyên viên về thông tin SHCN cho tương xứng với những nhiệm vụ mà họ phải giải quyết là một công việc lớn cần phải chú ý giải quyết.
Một trong những mục tiêu cơ bản của hoạt động thông tin SHCN là nâng cao tính hiệu quả của nó. mục tiêu cụ thể liên quan tới vấn đề hiệu quả là mở rộng diện những người sử dụng thông tin làm cho thông tin SHCN gần gũi, hấp dẫn hơn đối với toàn xã hội và đối với từng loại người dùng tin, đưa các cơ sở dữ liệu thông tin SHCN gần và rộng mở hơn đối với người dùng tin, trong đó đặc biệt coi trọng tính chủ động và có định hướng các dịch vụ thông tin SHCN.
Hiệu quả của hoạt động SHCN phụ thuộc đáng kể vào nhận thức của dân chúng. Như đã nói ở phần trên, trình độ hiểu biết về vấn đề này hiện nay là thấp và đó là một nguyên nhân của tình trạng non yếu hiện nay. Bởi vậy, mở rộng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHCN nói chung và thông tin SHCN nói riêng là một trong các hoạt động cần được đặc biệt coi trọng vào những năm sắp tới. Để khắc phục nhược điểm này, có thể có một số hoạt động sau:
- Đưa môn học về SHTT vào các trường đại học, trong đó khẩn trương mở
chuyên ngành đào tạo SHCN nói riêng và SHTT nói chung ở một số trường (ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội đã có kế hoạch hợp tác với Cục SHCN và Hội SHCN Việt Nam mở các lớp đào tạo về SHCN);
110
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về SHCN trên mọi phương tiện
thông tin đại chúng và với các hình thức khác nhau;
- Tổ chức nghiên cứu có hệ thống về lý luận SHTT nói chung và SHCN nói
riêng tại một số trường đại học và Viện nghiên cứu.
Kiến nghị 8: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền
Nhà nước về SHCN
Trong thời gian qua, việc thực thi các chức năng đã được phân công trong hệ thống các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã bộc lộ một số thiếu sót nghiêm trọng khiến cho hiệu quả bảo đảm thực thi bị ảnh hưởng. Các thiếu sót đó là:
- Các cơ quan bảo đảm thực thi chưa chủ động sử dụng đầy đủ thẩm quyền của
mình, trong việc đưa ra kết luận về hành vi xâm phạm, vi phạm còn phụ thuộc vào các ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu công nghiệp;
- Chưa tồn tại một hệ thống thông tin thống nhất, các cơ quan bảo đảm thực thi
không nắm được thông tin đầy đủ về "môi trường" sở hữu công nghiệp hiện hữu, do đó thiếu chủ động trong khi thi hành chức năng bảo đảm của mình;
- Khi xảy ra các vụ việc cần xử lý, phải chờ đợi, tham khảo ý kiến của nhau,
mất nhiều thời gian và giảm tính khẩn trương, sắc bén của các biện pháp xử lý.
Để khắc phục các thiếu sót trên, các cơ quan bảo đảm thực thi phải tự trang bị kiến thức cho các cán bộ chuyên môn để họ đủ sức tự đánh giá và đưa ra kết luận về các vụ việc đơn giản hoặc không phức tạp; giảm tỷ lệ vụ việc phải "xin ý kiến đánh giá vi phạm", chỉ những vụ việc nào quá phức tạp mới cần trưng cầu ý kiến giám định hay thẩm định. Một hệ thống thông tin thống nhất, cập nhật cũng cần được trang bị cho các cơ quan thực thi để các cơ quan này có cơ sở, thông tin để đánh giá các dự kiện liên quan.
Kiến nghị 9: Tham gia các Điều ước quốc tế về SHCN để đáp ứng nhu
cầu hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực SHCN, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện pháp luật SHCN của các quốc gia trên thế giới
Việc tham gia các Điều ước quốc tế về SHCN không chỉ là để làm cho các quy phạm pháp luật SHCN của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực được xác định trong các Điều ước đó mà quan trọng hơn là tạo ra trạng thái mở cửa về SHCN của Việt Nam cho các chủ thể nước ngoài đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể Việt Nam
111
thâm nhập và sử dụng hệ thống đó ở các nước khác cùng tham gia các Điều ước đó
theo nguyên tắc đối xử quốc gia [43, 51].
Trong số các Điều ước mà Việt Nam cần tham gia, cho tới nay (11/2002), Việt Nam mới chỉ tham gia Công ước Paris (1883-1967) về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Hiệp ước Hợp tác Patent và Thỏa ước Madrid. Xét về khía cạnh đối xử quốc gia, điều đó có nghĩa là, xét trên khía cạnh SHTT, cho tới nay Việt Nam chưa chấp nhận bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan cũng như các quyền SHTT liên quan tới thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng và tín hiệu vệ tinh cho các chủ thể nước ngoài (trừ Mỹ và Thuỵ Sĩ được hưởng chế độ đó theo các Hiệp định song phương). Ngược lại, các chủ thể Việt Nam, vì vậy, cũng không được hưởng các chế đọ bảo hộ của các nước đó cho các đối tượng tương ứng. Có thể thấy ngay rằng, điều đó đi ngược lại nguyên tắc và mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, việc gia nhập các Điều ước quốc tế nói trên phải được coi là một phần trong nội dung hoàn thiện cơ sở pháp luật của hoạt động SHTT nói chung và SHCN nói riêng và là một công việc quan trọng cần phải khẩn trương xúc tiến.
Lịch trình chuẩn bị gia nhập các Điều ước quốc tế về SHCN xác định căn cứ vào Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định SHTT Việt Nam - Thụy Sỹ:
Stt Tên điều ước Đòi hỏi thời hạn Việt Nam phải
tham gia
Dự kiến lịch tham gia của Việt Nam
Theo Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Theo Hiệp
định SHTT
Việt Nam - Thụy Sĩ
1 Công ước Paris (1883-
1967) về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
đã tham gia từ 1949
2 Công ước Berne (1886-
1971) về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật
Trước 11.12.2003
3. Công ước UPOV (1978-
1991) về bảo hộ giống cây trồng mới
Trước 01.01.2002
112
4. Thoả ước Washington về
bảo hộ SHTT đối với mạch tích hợp
4 Công ước Geneva (1971)
về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống lại sự sao chép trái phép
Trước 11.6.2004
5 Công ước Brussels (1974)
về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình
Trước 11.6.2004
không quy
định
6.2004
6 Công ước Rome (1961)
về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh truyền hình Không quy định 01.01.2002 6.2004 7 Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế PCT (1970) Không quy định 01.01.2002 đã tham gia từ 1993
8 Thỏa ước Madrid (1891-
1967) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa Không quy định 01.01.2002 đã tham gia từ 1949
Về hợp tác quốc tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã có những hợp tác tích cực với các nước trong lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng. Chúng ta đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề về lĩnh vực này và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về SHCN, Việt Nam cần tiếp