Hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền SHTT là đòi hỏi nội tại của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 88 - 89)

b. Việt Nam cần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về bảo hộ SHTT * Các Điều ước quốc tế ràng buộc nghĩa vụ về SHTT

1.2. Hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền SHTT là đòi hỏi nội tại của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

Thiết lập một chế độ bảo hộ SHTT hữu hiệu không chỉ là đòi hỏi từ bên ngoài hoặc hướng ra bên ngoài mà còn là đòi hỏi to lớn có tính chất nội tại của sự nghiệp phát triển kinh tế của chúng ta.

Các tài sản trí tuệ - các sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học, nhất là các giải pháp công nghệ và các sáng kiến kinh doanh, động lực của quá trình phát triển và đặc trưng của thời kỳ kinh tế dựa trên tri thức - là thứ không dễ dàng được tạo ra. Các chi phí về thời gian, vật chất, đặc biệt là về trí tuệ để tạo ra các sản phẩm trí tuệ lại rất dễ bị sao chép, dễ bắt chước và đưa vào khai thác để sinh lợi. Như trên đã nói, khả năng sao chép của công nghệ này càng được cải thiện cùng với đà tăng trưởng của các loại công nghệ mới. Do đó, dường như có một mối quan hệ có tính chất quy luật đã được thực tiễn thừa nhận: muốn khuyến khích đầu tư sáng tạo, muốn mở rộng việc ứng dụng các công nghệ mới, các sáng kiến kinh doanh mới thì càng phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn các nguy cơ sử dụng các thành quả

87

sáng tạo đó một cách bất hợp pháp - tức là phải tăng cường cơ chế bảo hộ các sản phẩm sáng tạo. Nếu không, tệ nạn cướp giật các tài sản trí tuệ sẽ xảy ra và sẽ tạo ra các hậu quả tai hại. Trước hết, tổn thất tài sản trí tuệ giáng đòn mạnh lên người đã đầu tư sáng tạo ra các tài sản đó; sau dó, từ tổn thất ấy mà làm thui chột nỗ lực sáng tạo chung của cả xã hội. Các mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài sẽ không thể đạt được trong bối cảnh có tệ nạn xâm phạm tài sản trí tuệ. Tình trạng đó còn kéo theo hàng loạt đổ vỡ và tổn thất khác cho xã hội nói chung: môi trường kinh doanh trở nên không lành mạnh, một thị trường với hàng giả xen lẫn hàng thật gây tổn thất vật chất và lòng tin cho người tiêu dùng, phá hoại cạnh tranh lành mạnh.

Thực tế trong vài năm qua tại Việt Nam đã cho thấy rõ các điều nguy hại do tác động của nạn hàng giả, hàng nhái và hàng sao chép lậu. Sự điêu đứng của một số ngành công nghiệp bản quyền non trẻ của Việt Nam (các hãng phim, hãng sản xuất băng, đĩa nhạc ...) do tệ nạn sao chép lậu là một trong các ví dụ về ảnh hưởng tiêu cực của căn bệnh về SHTT.

Khắc phục tình trạng xâm phạm, vi phạm về SHTT, bảo hộ các chủ thế có các tài sản trí tuệ trước các hành vi đó là nhằm giữ gìn một môi trường trong sạch cho các hoạt động sáng tạo và kinh doanh, từ đó thúc đẩy chính các hoạt động sáng tạo nội tại và bảo đảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Xây dựng và củng cố hệ thống bảo hộ SHTT là đòi hỏi của chính sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)